Bất ngờ với cách phân bổ tiền lương hàng tháng của các cô gái trẻ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Lương mỗi tháng được chia đều vào các khoản chi tiêu, sinh hoạt phí, một phần mang gửi tiết kiệm, dùng một phần để đầu tư và tích lũy tiền cho mai sau.

Bài toán tích lũy của người trẻ

Chia sẻ với chúng tôi, cô giái trẻ Nguyễn Thị Lệ Quyên (sinh năm 1997, quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, mỗi tháng thu nhập khoảng 40 triệu đồng, em đã dành 10 triệu đồng vào sinh hoạt như thuê nhà, trả tiền điện nước và một số sinh hoạt phí khác, 10 triệu gửi vào tài khoản, phòng trừ các trường hợp bất trắc khác xảy ra, còn lại 20 triệu sẽ dùng để đầu tư vào chứng khoán hoặc phát triển một số công việc kinh doanh khác, hoặc mua chung một sản phẩm có giá trị nào đó cho mai sau như bất động sản chẳng hạn.

Quyên cho biết, cuộc sống có vô vàn thứ phải chi tiêu, nhưng vẫn phải quản lý tài chính tốt thì mới mong tích lũy được cho cuộc sống về sau, nên cô không mua sắm nhiều như những người khác, tìm kiếm thêm công việc làm lúc rảnh rỗi để hạn chế việc chi tiêu những khoản không đáng có.

Trao đổi với phóng viên, chị Vũ Thị Thanh (sinh năm 1988, Hoài Đức, Hà Nội) đang làm việc cho một doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở tại khu Trung Hòa – Nhân Chính cho biết, mỗi tháng lương nhận được tầm 100 triệu, chị dành 60% gửi tiết kiệm, 20% để tiêu dùng cá nhân, còn 20 % đầu tư chứng khoán.

Theo chị Thanh, đây là cách quản trị tài chính cá nhân tốt nhất, chị đã thực hiện trong khoảng 5 năm trở lại đây, nên hàng năm chị vẫn tiết kiệm được một khoản tiền để đầu tư vào một tài sản có giá trị hơn, như mua xe ô tô, hay mua một bất động sản có giá trị…

Thanh cho biết, hiện đang sở hữu 2 căn hộ chung cư ở Hà Nội, 1 mảnh đất và một khoản tiết kiệm đề phòng các trường hợp bất trắc xảy ra. “Đây là bài toán tích lũy tối ưu nhất mà tôi thấy nhiều bạn bè đồng nghiệp vẫn hay áp dụng, nên tôi đã thực hiện theo trong quá trình làm việc được một thời gian và nó thật sự rất hiệu quả”, Thanh nói.

Bất ngờ với cách phân bổ tiền lương hàng tháng của các cô gái trẻ - 1

(Ảnh minh họa)

Cùng quan điểm trên, Lê Hoài Thu (sinh năm 1998, Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, dù mức lương không được cao như nhiều người, nhưng hàng tháng cô vẫn dành một khoản tiết kiệm gửi vào ngân hàng, phần còn lại dành để tiêu dùng cá nhân.

Thu tuân thủ cách quản trị tài chính kiểu này kể từ khi còn là sinh viên đi làm thêm, sau khi ra trường đi làm chính thức, vẫn áp dụng phương thức chi tiêu này, hàng tháng dù ít nhiều nhưng vẫn phải tích lũy một phần lương dành để tiết kiệm đề phòng các trường hợp rủi ro cho cả gia đình.

Người trẻ nên biết cách quản lý tài chính hợp lý

Năm 2022 cũng sắp đi qua, đây là thời gian nhìn lại quá trình sau một năm làm việc của mỗi người, hãy cùng tham khảo những người trẻ sử dụng và phân bổ tiền lương hàng tháng như thế nào, tích lũy tiền ra sao?

Rất nhiều người, hàng năm tích lũy được từ 50 triệu đến vài ba trăm triệu, người thì gửi ngân hàng, người thì bỏ tiền vào đất. Một số người thì mỗi tháng bỏ ra một khoản để đầu tư vào các việc khác mong mang lại lợi nhuận về sau cũng là cách để tích lũy tiền. Tuy nhiên, có nhiều người lại không dư được khoản nào sau 1 năm lao động.

Quản lý tài chính hợp lý, tạo nguồn thu từ các kênh đầu tư vừa sức chính là chìa khóa để các bạn trẻ mở cánh cửa tương lai. Đó là nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Khá nhiều bạn trẻ mong muốn có nhiều tiền trong khi năng lực kiếm tiền còn hạn chế lại chi tiêu quá đà nên đã rơi vào vòng luẩn quẩn. Khi đó, nếu không biết cách quản lý tài chính, chuyện rỗng túi là điều rất khó tránh khỏi.

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội cho rằng, hiện nay, một bộ phận lao động trẻ đang làm việc trong các doanh nghiệp được trả lương theo chuẩn khu vực, cộng thêm nhiều chi phí khác thì chỉ có số ít người làm việc có mức lương cao. Điều này cũng đã dẫn đến việc có nhiều người luôn trong tình trạng thiếu trước hụt sau.

Ông cho biết, lương thấp trong khi rất nhiều loại chi phí đè nặng thường trực đã khiến người trẻ luôn đặt mình trong tình trạng làm việc nhiều hơn mới có được thu nhập tạm gọi là đủ đầy, có an sinh, phúc lợi, tiện ích. "Nó là vòng xoáy liên tục, khiến người ta cảm thấy mệt nhoài khi phải chạy theo để thỏa mãn các điều kiện tiêu dùng", ông Lộc nói

Theo ông này, việc cố gắng trụ lại tại các đô thị lớn với chi phí đắt đỏ gây rất nhiều khó khăn cho những người lao động trẻ. Nhiều bạn trẻ hoặc người mới ra trường thiếu kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn thì thường nhận lương ít, vì không tạo ra năng suất cao cho doanh nghiệp. Đó là bài toán khó giải đối với những người trẻ tuổi.

Mua hàng trả góp lãi suất 0%: Tưởng lợi mà thiệt đơn thiệt kép

Tín dụng tiêu dùng đang là đề tài được nhiều người quan tâm, vay trả góp lãi suất 0% nhận được sự hưởng ứng của người mua sắm. Nhưng cũng có nhiều người vay quá đà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhân Hà ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN