Bất ngờ việc kinh doanh của công ty nhà đại gia sở hữu chuỗi khách sạn 'khủng'

Sau thời gian dài đóng băng vì COVID-19, hàng loạt doanh nghiệp ngành du lịch, giải trí nắm bắt cơ hội từ làn sóng du lịch nội địa bùng nổ và dần hồi sinh với doanh thu, lợi nhuận tăng cao năm 2022. Trong khi đó, đơn vị sở hữu chuỗi khách sạn của nhà đại gia Đặng Văn Thành lại dường như chưa có được sự khởi sắc này trong bức tranh kinh doanh.

Là thành viên chủ chốt của Tập đoàn Thành Thành Công, TTC Hospitality - CTCP Du lịch Thành Thành Công (mã CK: VNG) đang kinh doanh chuỗi dịch vụ Lưu trú - Trung tâm hội nghị/Nhà hàng - Vui chơi giải trí - Lữ hành với hơn 20 khách sạn/khu nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị và khu vui chơi. Được biết TTC Hospitality có hơn 1.200 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao tại các thành phố du lịch trọng điểm trong nước như Hội An, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Ninh Thuận, Phan Thiết, TP.HCM, Bến Tre, Cần Thơ và ngoài nước như Campuchia…

TTC có mặt tại nhiều địa điểm du lịch như Huế, Hội An, Nha Trang, Ninh Thuận, Phan Thiết, Đà Lạt, TPHCM, Bến Tre, Cần Thơ và cả nước ngoài là Campuchia.

TTC có mặt tại nhiều địa điểm du lịch như Huế, Hội An, Nha Trang, Ninh Thuận, Phan Thiết, Đà Lạt, TPHCM, Bến Tre, Cần Thơ và cả nước ngoài là Campuchia.

Riêng hệ thống khách sạn của TTC Hospitality đã bao gồm 9 khách sạn dưới thương hiệu TTC Hotel, Imperial Hotel và 3 khu nghỉ dưỡng gồm TTC Resort - Kê Gà, TTC Resort - Ninh Thuận và TTC Resort - Dốc Lết. Ngoài ra, hệ thống còn bao gồm 2 trung tâm hội nghị, 2 khu vui chơi và 6 nhà hàng lớn.

Báo cáo tài chính quý IV/2022 của TTC Hospitality mới đây cho biết, quý cuối của doanh nghiệp này chỉ lãi ròng vỏn vẹn 88 triệu đồng, một con số cực kỳ nhỏ so với quy mô hiện có. Trước đó, quý III của TTC Hospitality cũng lãi chưa đến 1 tỷ đồng và quý đầu năm thậm chí còn lỗ ròng hơn 9,1 tỷ. Quý II là quý duy nhất trong năm mang lại lợi nhuận tích cực nhất cho doanh nghiệp này.

Ban lãnh đạo công ty cho biết, doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng hơn 300% do sự tăng trưởng mạnh lượng khách nội địa và khách quốc tế khi mọi hoạt động du lịch đều trở lại bình thường mới. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của báo cáo tài chính hợp nhất lại giảm so với cùng kỳ do ảnh hưởng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lũy kế cả năm 2022, mặc dù doanh thu thuần của TTC Hospitality tăng mạnh nhưng kết quả cuối cùng thu về lại chưa được như kỳ vọng.

Cụ thể, doanh thu thuần năm 2022 của TTC Hospitality đạt 644,6 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần doanh thu năm trước đó. Sau khi trừ giá vốn hàng bán, công ty còn 202 tỷ đồng lãi gộp trong khi năm 2021 lỗ gộp tới 26 tỷ đồng.

Dù doanh thu tăng mạnh là vậy song khoản tiền này lại chủ yếu để chi trả cho các chi phí phát sinh trong năm. Chi phí lãi vay năm nay của doanh nghiệp tăng đến 78%, chiếm 116,2 tỷ đồng, đưa chi phí tài chính lên mức 134 tỷ đồng. Các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng lần lượt tăng 103% và 22% so với năm 2021. Ngoài ra, công ty còn khoản lỗ hơn 1 tỷ đồng từ hoạt động khác.

Đặc biệt, trong năm 2022, khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của TTC Hospitality lên tới 12,8 tỷ đồng khiến lợi nhuận sau thuế còn lại của công ty sau một năm tài chính chỉ còn lại 3,2 tỷ đồng.

Khoản lãi này chỉ xấp xỉ khoản lợi nhuận sau thuế của năm 2021 (3,1 tỷ đồng). Điều đáng nói năm 2022 là giai đoạn toàn ngành du lịch hồi phục, nhiều doanh nghiệp công ty lần lượt báo lãi cao gấp nhiều lần năm 2021.

Khoản lãi này chỉ xấp xỉ khoản lợi nhuận sau thuế của năm 2021 (3,1 tỷ đồng). Điều đáng nói năm 2022 là giai đoạn toàn ngành du lịch hồi phục, nhiều doanh nghiệp công ty lần lượt báo lãi cao gấp nhiều lần năm 2021.

Dù vậy công ty vẫn hoàn thành kế hoạch đề ra khi TTC Hospitality chỉ đặt mục tiêu lãi trước thuế 7,5 tỷ đồng năm 2022.

Quay lại với khoản chi phí đã ăn mòn lợi nhuận của TTC Hospitality, bên cạnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp thì chi phí tài chính là một hạng mục đáng quan tâm khi khoản này đã chiếm hơn phân nửa lãi gộp mà công ty kiếm được trong cả năm.

Xét về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của TTC Hospitality đang chiếm 60% tổng nguồn vốn. Đáng chú ý, nợ phải trả tính đến cuối năm 2022 đã tăng thêm 47% so với hồi đầu năm.

Trong đó, nợ dài hạn mà cụ thể là vay và nợ thuê tài chính dài hạn là nguyên nhân chính dẫn đến mức tăng này. Cuối năm 2022, vay và nợ thuê tài chính dài hạn của công ty ở mức 1.009 tỷ đồng, tăng 82% tương ứng tăng hơn 455 tỷ đồng. Được biết, sự chênh lệch này chủ yếu đến từ việc TTC Hospitality đã phát hành trái phiếu trong năm 2022 với tổng giá trị 500 tỷ đồng.

Bên cạnh việc vay vốn từ ngân hàng và trái phiếu, TTC Hospitality còn vay khoảng 100 tỷ đồng từ các cá nhân thông qua hình thức tín chấp, đây cũng là những khoản vay có lãi suất năm cao nhất từ 10,75% - 12% và đáo hạn từ 2022 - 2024.

Đối với các khoản vay thế chấp, hàng loạt tài sản của TTC Hospitality cũng đã được mang ra làm tài sản đảm bảo cho khoản vay như công trình khách sạn Ngọc Lan, Khu du lịch đồi Mộng Mơ, Khu du lịch Thung lũng Tình yêu tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng); Khu du lịch Dốc Lết; Trung tâm Kinh doanh Thương mại Dịch vụ Bình Thuận và Công trình TTC Palace Bình Thuận, TTC Resort Ninh Thuận, TTC Palace Bến Tre... và nhiều tài sản khác bao gồm cả tài sản riêng của ông Đặng Văn Thành là 7 triệu cổ phiếu tự do chuyển nhượng do CTCP Đầu tư Thành Thành Công phát hành.

TTC Hospitality hiện đang do CTCP Đầu tư Thành Thành Công sở hữu 30,36% vốn, CTCP Giao dịch Hàng hoá Sơn Tín nắm giữ 21,72% và CTCP KCN Thành Thành Công nắm 17,47%.

Trước đó, các điểm yếu của doanh nghiệp về nguồn vốn, về khả năng thanh toán cũng đã được TTC Hospitality mang ra trình đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Trong đó có đề cập đến áp lực về dòng tiền và chi phí lãi vay. Trong đại hội, tờ trình về việc thông qua chủ trương chuyển nhượng bất động sản không phục vụ chiến lược phát triển.

Doanh nghiệp nắm giữ mảng Du lịch của Tập đoàn Thành Thành Công này cũng đã đưa ra chủ trương đầu tư mở rộng thị trường giai đoạn 2022 - 2025 qua việc mở rộng hoạt động kinh doanh tại các tỉnh có hoạt động du lịch tiềm năng thông qua hình thức đầu tư mua tài sản và /hoặc đầu tư mua cổ phần/phần vốn góp của các công ty để sở hữu, giữ quyền điều hành các khách sạn, resort, khu vui chơi.

Từ lùm xùm Phở Thìn Lò Đúc nghĩ tới “số phận” của những thương hiệu gia truyền Việt

“Đa số những người làm kinh doanh thường hay tập trung vào các tài sản vật chất như nhà xưởng, máy móc trong khi đó lãng quên mất những tài sản phi vật chất đó là thương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Bình ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN