Bất ngờ quay lưng với tiền điện tử sau thời gian dài ủng hộ, lý do của Elon Musk là gì?
Elon Musk cho biết Tesla đã tạm dừng việc sử dụng bitcoin để thanh toán do lo ngại về việc “sử dụng nhiên liệu hóa thạch để khai thác bitcoin đang gia tăng nhanh chóng”.
Mới đây, Musk thông báo Tesla ngừng chấp nhận thanh toán xe hơi điện bằng Bitcoin do lo ngại đào tiền ảo làm tăng lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Ông dẫn dữ liệu từ các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge, chỉ ra tiêu thụ điện của Bitcoin tăng mạnh năm nay.
Tesla sẽ không bán bitcoin mà ông đang nắm giữ - nhà sản xuất ô tô đang sở hữu số tiền kỹ thuật số trị giá 2,5 tỷ USD - và cho biết họ dự định tiếp tục giao dịch với bitcoin sau khi quá trình khai thác “chuyển đổi sang năng lượng bền vững hơn”.
Những bình luận của Musk đã làm chao đảo các thị trường tiền điện tử, vốn đã giảm tới 365,85 tỷ USD giá trị kể từ dòng tweet hôm 13/5.
Những người chỉ trích bitcoin từ lâu đã cảnh giác về tác động của nó đối với môi trường. Lượng điện sử dụng cho quá trình đào bitcoin nhiều hơn toàn bộ các quốc gia như Thụy Điển và Malaysia công lại, theo Chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge. Để hiểu tại sao bitcoin lại tiêu tốn nhiều năng lượng như vậy, bạn phải nhìn vào công nghệ cơ bản của nó, blockchain.
Sổ cái công khai của Bitcoin là phi tập trung, có nghĩa là nó không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan quyền lực duy nhất nào. Nó liên tục được cập nhật bởi một mạng máy tính trên khắp thế giới. Các “thợ đào” tiền ảo sử dụng máy tính đặc biệt để giải quyết các phép toán phức tạp để thực hiện giao dịch. Đây là cách duy nhất để đào được Bitcoin mới.
Các thợ mỏ không thực hiện hoạt động này miễn phí. Họ phải trang trải những khoản tiền khổng lồ trên các thiết bị chuyên dụng. Một động lực chính của mô hình bitcoin, được gọi là "bằng chứng công việc", là lời hứa sẽ được thưởng một số bitcoin nếu bạn giải được thuật toán phức tạp của nó.
Điều đáng chú ý là dogecoin, vốn đã tăng giá dữ dội gần đây nhờ sự hỗ trợ từ Musk, cũng sử dụng cơ chế bằng chứng công việc. Carol Alexander, một giáo sư tại Trường Kinh doanh Đại học Sussex, giải thích rằng "độ khó" của việc khai thác bitcoin - một thước đo về nỗ lực tính toán mà nó cần để khai thác tiền điện tử - đã "tăng lên" trong ba năm qua.
Elon Musk không phải người duy nhất lo ngại về tác động tới môi trường của Bitcoin. Vào tháng 2, Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Janet Yellen cảnh báo tiền ảo “đặc biệt không hiệu quả” khi thực hiện giao dịch và dùng lượng năng lượng “gây sốc”.
Phần lớn hoạt động đào Bitcoin tập trung tại Trung Quốc, nơi vẫn phụ thuộc vào than đá. Tháng trước, một mỏ than tại Tân Cương đóng cửa, khiến gần 1/4 mạng lưới đào tiền của thế giới bị gián đoạn. Vào tháng 3, khu vực Nội Mông cho biết, sẽ đóng cửa các hoạt động đào tiền ảo tại đây vì lo ngại mức tiêu thụ năng lượng.
Nguồn: [Link nguồn]
Đà lao dốc mạnh mẽ khiến tổng vốn hóa thị trường giảm mạnh 120 tỷ USD so với 24 giờ qua.