Bất ngờ người đứng sau chuỗi Café Amazon "tuyên chiến" với ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đổ bộ vào mảng café với tuyên bố muốn phủ sóng khắp Việt Nam, ai là người đứng sau Café Amazon?

Đại dịch Covid-19 dù giáng đòn nặng khiến tình hình kinh doanh, nhưng sau đó nhiều cuộc chơi mới trong thế giới buôn bán được hình thành.

Nhiều chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá, Việt Nam vẫn là điểm sáng của đầu tư với tiềm năng phát triển lâu dài.

Trong động thái mới nhất, Café Amazon - chuỗi cà phê hàng đầu tại Thái Lan và khu vực Đông Nam Á đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến thứ 10 trong kế hoạch mở rộng toàn cầu.  

Ai là người đứng sau chuỗi Café Amazone?

Ai là người đứng sau chuỗi Café Amazone?

Đã từ lâu, Việt Nam với văn hoá cà phê phong phú trở thành điểm đến của hàng loạt tên tuổi lớn trên thế giới Starbuck, Coffee Beans and Tea Leaf, My Life Coffee, McCafe… hiện đang chia phần và cạnh tranh song song với các doanh nghiệp lớn nội địa gồm Trung Nguyên Legend, Phúc Long, Highlands, Coffee House, King Coffee, vv….

Trong thời gian vừa qua, nhiều đơn vị ghi nhận thua lỗ, dĩ nhiên chưa có 1 tay đua nào có thể nhấn ga tiếp tục cuộc chơi mở rộng thị phần kể cả ông lớn Trung Nguyên Legend. Bởi vậy, động thái mới của Café Amazon đã khiến giới đầu tư "ngạt thở".

Là thương hiệu mới mẻ, Café Amazon sẽ gặp không ít thách thức cho tham vọng tại thị trường Việt Nam. Vậy, ai là người đứng sau tên tuổi của chuỗi cà phê Thái Lan?

Công ty Dầu và Bán lẻ PTT (PTTOR), một trong những công ty con của Tập đoàn PTT của Thái Lan.

Tại Việt Nam, tập đoàn này liên doanh với Central Restaurants Group để vận hành thương hiệu Cafe Amazon của PTT tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 3,5 triệu USD. Trong đó, PTT thông qua chiếm 60% cổ phần, 40% còn lại do Central Group nắm giữ.

Thành lập năm 2002, Café Amazon có xuất phát điểm là cửa hàng bánh kẹo đơn thuần bán các mặt hàng tiện dụng cho người lái xe, được phát triển bởi PTTOR.

Chủ nhân của thương hiệu là CEO Jiraporn Kaosawad – người muốn rót hàng tỷ USD để hình thành hàng ngàn quán cà phê ở Thái Lan và nước ngoài. Trong đó, Café Amazon đặt mục tiêu sẽ phát triển mạnh để tối đa hóa lợi nhuận từ các trạm sạc điện trong tương lai.

Ngoài Thái Lan, Myanmar và Philippines, Cafe Amazon cũng đã vận hành 3.000 cửa hàng ở Campuchia, Lào, Nhật Bản, Oman, Trung Quốc và Singapore.

Đầu tháng 7/2019, PTTOR cũng đã kí một thỏa thuận với Kanbawza KBZ Group để nâng số cửa hàng Cafe Amazon tại Myanmar lên con số 100 trong năm 2023. Ngoài ra, liên doanh cũng cho biết, họ sẽ tăng số cửa hàng tại Philippines từ 15 lên 35 trong năm tới.

Nói về PTTOR, hiện doanh nghiệp này có 2.000 trạm xăng khắp Thái Lan, dự kiến mở thêm 500 trạm đến năm 2025.  

Về Central Group, đây là cái tên không còn là cái tên xa lạ với hàng loạt thương vụ M&A đình đám cả thập kỷ qua. Chính thức bước vào thị trường Việt Nam từ 7/2011, Central Group đã liên tục thực hiện các thương vụ M&A với tổng giá trị khoảng hơn 6 tỷ USD chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ như mua lại Nguyễn Kim, Big C và Lan Chi Mart.

Đại gia một thời tiền nhiều không đếm xuể, phải xây hầm giấu vàng là ai?

Đại gia đời đầu tại Việt Nam Lê Văn Kiểm từng khiến không ít người ngưỡng mộ khi sở hữu khối tài sản khổng lồ,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Minh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN