Bất ngờ mức thuế thu nhập cực thấp của giới siêu giàu Mỹ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Các nhà chức trách Mỹ đang điều tra vụ rò rỉ thông tin thuế "bất hợp pháp" của các tỷ phú, bao gồm dữ liệu về Jeff Bezos, Elon Musk và Warren Buffett.

Những tỷ phú đô la đóng thuế thu nhập ra sao?

Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân và pháp nhân. Điều đặc biệt ở Mỹ, tầng lớp siêu giàu đóng thuế thu nhập thấp nhất.

Một số người giàu nhất thế giới như Jeff Bezos, Elon Musk, Warren Buffett,... chỉ phải trả vài đồng thuế dù tài sản tăng hàng tỷ USD. Thậm chí, có người không phải trả đồng thuế nào trong nhiều năm.

Cụ thể, chi tiết về mức thuế thu nhập ít ỏi mà các tỷ phú Mỹ phải trả bị rò rỉ trên trang web tin tức ProPublica ngày 8/6. Theo thông tin tiết lộ, bản khai thuế của một số người giàu nhất thế giới, như Jeff Bezos, Elon Musk, Warren Buffett cho thấy, số tiền đóng thuế của họ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thu nhập.

Giới siêu giàu Mỹ chỉ phải trả thuế thu nhập ở mức rất thấp.

Giới siêu giàu Mỹ chỉ phải trả thuế thu nhập ở mức rất thấp.

Tại Mỹ, 1 hộ gia đình bình thường nếu có thu nhập 70.000 USD/năm đã phải chịu thuế thu nhập 14%. Khung thuế liên bang cao nhất phải trả lên tới 37% nếu thu nhập cao hơn 600.000 USD.

Được biết, 25 người giàu nhất nước Mỹ ghi nhận tổng tài sản tăng 401 tỷ USD trong vòng 4 năm (từ năm 2014 tới 2018).

Tuy nhiên, nhóm người này chỉ phải trả 13,6 tỷ USD thuế cho phần thu nhập này, tương đương mức thuế thu nhập thực chất khoảng 3,4%.

Tỷ phú Warren Buffett thực sự chỉ chịu mức thuế thu nhập là 0,1%, tương đương 23,7 triệu USD đối với mức tăng tài sản 24,3 tỷ USD trong giai đoạn 2014 - 2018. CEO của Berkshire Hathaway ghi nhận thu nhập chịu thuế hợp pháp là 125 triệu USD.

Tỷ phú Jeff Bezos - nhà sáng lập của Amazon và là người giàu nhất thế giới cũng chịu mức thuế thực sự chưa tới 1%, tương đương 973 triệu USD đối với phần tăng tài sản 99 tỷ USD. Trong khi đó, thu nhập chịu thuế thực sự của ông phải là 4,22 tỷ USD.

Thậm chí, trước đó, 2 năm 2007 và 2011, tỷ phú Bezos thậm chí chịu mức thuế 0 đồng.

Tỷ phú George Soros không phải trả thuế thu nhập trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2018 do các khoản đầu tư của ông đều bị lỗ.

Mức thuế thực sự của Elon Musk được cho là chỉ 3,27%, tương đương 455 triệu USD khi tài sản tăng 13,9 tỷ USD. CEO của Tesla có thu nhập chịu thuế thực tế là 1,52 tỷ USD trong khoảng thời gian 5 năm trên. Theo ProPublica, ông không phải trả thuế thu nhập liên bang vào năm 2018.

FBI vào cuộc vụ rò rỉ thông tin

Liên quan tới việc tài liệu của IRS bị lộ ra ngoài, người phát ngôn của Nhà Trắng - chuyên viên Jen Psaki cho biết vụ tiết lộ này là "bất hợp pháp", cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), Cơ quan Thuế vụ Mỹ (IRS) đang điều tra vụ việc.

Người đứng đầu IRS, ông Charles Rettig cho biết: "Tôi không thể nói bất cứ điều gì liên quan đến những người nộp thuế cụ thể. Tôi có thể xác nhận rằng đang mở cuộc điều tra đối với các cáo buộc từ ProPublica".

Vụ tiết lộ này xảy ra vào thời điểm những tranh luận vẫn chưa dứt về số tiền thuế mà giới giàu có ở Mỹ phải trả và sự bất bình đẳng đang ngày càng gia tăng.

Theo ProPublica, tài sản của các tỷ phú tính trên việc cổ phiếu và bất động sản tăng giá. Nếu các khoản này được bán đi thì mới được coi là phần thu nhập chịu thuế.

Khác với người dân có thu nhập hầu hết đến từ lương, các tỷ phú thường hưởng lợi từ các chiến lược né thuế "siêu thông minh".

Có khoảng 21% thu nhập của giới siêu giàu Mỹ bị bỏ sót trong kiểm toán.  

Bằng các chiến lược hợp pháp, nhiều người giàu ở Mỹ có thể làm cho hóa đơn thuế của họ xuống bằng hoặc gần bằng 0, ngay cả khi tài sản của họ tăng vọt hàng trăm triệu USD trong vài năm qua.

Để né thuế, giới siêu giàu có thể "hô biến" tài sản thành các khoản đầu tư như: Từ thiện, thành lập công ty, gửi tiền ở tài khoản nước ngoài, mua sắm siêu xe, máy bay tư nhân,.....

Họ cũng có thể giảm hóa đơn thuế thu nhập bằng cách "động chạm" vào thuế di sản. Người thừa kế được hưởng khối của cải cả đời thế hệ trước làm ra mà không phải trả đồng tiền thuế nào.

Giới kinh doanh cũng biết cách tận dụng lỗ hổng trong kiểm toán, báo cáo tài chính để giảm số thuế phải nộp. Chẳng hạn như dùng khoản lỗ trong quá khứ để bù vào thu nhập hiện tại, ghi hoãn hoặc thiếu lợi nhuận.

Bất bình đẳng thuế là một trong những vấn đề mà Tổng thống Joe Biden đã cam kết xử lý khi đắc cử, cũng là mối quan tâm lớn của các nghị sĩ Dân chủ.

Nhưng đề xuất tăng thuế của nhà lãnh đạo Mỹ khó mà giải quyết triệt để tình trạng đó, bởi dường như luôn có những cách khác nhau để giới siêu giàu Mỹ "trốn thuế" một cách hợp pháp.

Bắt tay đại gia Hàn Quốc, ngân hàng BIDV làm ăn ra sao?

Sau gần 3 năm bắt tay với đại gia Hàn Quốc, kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Minh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN