Bất chấp đại dịch Covid-19, thế giới vẫn thêm nhiều triệu phú USD
Bất chấp đại dịch Covid-19 tác động lên nền kinh tế, thế giới vẫn xuất hiện thêm hàng loạt triệu phú USD mới.
Thế giới đang có nhiều triệu phú USD
Đại dịch Covid-19 xuất hiện kéo theo nhiều hệ lụy, trên thế giới có hàng triệu người gặp khó khăn trầm trọng, nhưng cũng có hàng triệu người đã trở thành triệu phú USD.
Báo Thanh Niên dẫn nguồn báo cáo tài sản toàn cầu hằng năm của ngân hàng Credit Suisse, thế giới có thêm 5,2 triệu triệu phú USD trong năm 2020, khi nhiều người giàu lên nhờ giá cổ phiếu và nhà đất tăng trong đại dịch Covid-19.
Mỹ đứng đầu danh sách với 1,73 triệu phú USD mới đã nâng tổng số người giàu tại nước này lên 22 triệu người. Trong khi đó Đức có thêm 633.000 triệu phú USD, Úc có thêm 392.000 người, Nhật Bản có thêm 390.000 người, Pháp có thêm 309.000 người, Anh có thêm 258.000 người.
Số người siêu giàu với khối tài sản ròng hơn 50 triệu USD tăng 41.420 người lên thành 215.030 người, tăng 24% so với năm 2019.
Theo số liệu trên VOV, lần đầu tiên trong lịch sử, các triệu phú USD chiếm hơn 1% dân số toàn cầu. Các số liệu cho thấy đã có 56,1 triệu người có tài sản trị giá hơn 1 triệu USD vào năm 2020.
Nhiều người giàu lên nhờ tích lũy khối bất động sản, và cổ phiếu khổng lồ. Ảnh: Business Insider.
Khoảng cách giàu nghèo được nới rộng lên
Giai đoạn này nhiều người bị ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid -19 thì số triệu phú vẫn tăng lên hàng giờ hàng ngày. Do đó, khoảng cách giàu nghèo được nới rộng lên mức cao nhất từ năm 2016.
Theo báo cáo, tổng tài sản của người dân toàn cầu nắm giữ là 418.300 tỉ USD nhưng trong đó những triệu phú USD chiếm đến 192.000 tỷ USD (45,8%), trong khi những người có tài sản dưới 10.000 USD chiếm 55% dân số và chỉ nắm giữ 5.500 tỷ USD (1,3%).
Cụ thể theo các tác giả báo cáo cho biết việc gia tăng khoảng cách giàu nghèo có thể không phải do đại dịch hay tác động kinh tế của nó mà là do hệ quả của các hành động nhằm giảm thiểu tác động của các nước, chủ yếu là việc giảm lãi suất.
Đại dịch đến kéo theo hàng loạt hệ lụy đến với tài sản của người dân, đặc biệt là đối với những người nghèo nhất, là nặng nề nhất tại các nước mà chính phủ không bù đắp được phần thu nhập mất đi trong thời gian "đóng cửa" nền kinh tế.
Trong khi phần lớn thế giới đương đầu với đại dịch, những người giàu có này vẫn kiếm được tiền nhờ tài sản sẵn có của mình. Trong báo cáo, Credit Suisse cho biết phần lớn sự gia tăng tài sản đều liên quan đến việc bất động sản, cổ phiếu mà họ sở hữu tăng giá trong giai đoạn này.
Vào thời điểm đại dịch Covid- 19 mới bùng phát thì giá cố phiếu lao dốc trong nửa đầu năm 2020 nhưng sau đó phục hồi, giúp gia tăng tài sản của người giàu. Người sở hữu bất động sản cũng hưởng lợi từ việc giá nhà tăng lên, trung bình 5,6% trong năm 2020.
Kể từ những thông tin trên, không ít người sẽ đặt ra câu hỏi về bất bình đẳng trong xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp như hiện nay.
Nannette Hechler-Fayd’herbe, giám đốc kinh tế và nghiên cứu toàn cầu tại Credit Suisse chia sẻ trên Vice, các chính phủ trên khắp thế giới đã nỗ lực hỗ trợ cho doanh nghiệp và cá nhân trong giai đoạn đại dịch để giảm bớt khoảng cách giàu nghèo. "Báo cáo của chúng tôi chỉ ra rằng họ đã thực hiện nhiều phương pháp để ngăn chặn khủng hoảng kinh tế và nguy cơ lạm phát với quy mô toàn cầu".
Cũng chia sẻ với Vice, Morris Pearl (cựu CEO của Black Rock) cho biết: "Việc các triệu phú nhiều lên đáng để hoan nghênh nhưng cũng cần có sự cân bằng. Sự xuất hiện của họ đi kèm với lạm phát. Không có gì xấu khi mọi người trở nên giàu hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần chú ý là sự bất bình đẳng. Chúng ta không muốn thấy cảnh ngày càng có nhiều triệu phú hơn nhưng cũng nhiều người vô gia cư hơn bị bỏ lại phía sau".
Triệu phú Italy khiến nhiều người ngưỡng mộ với cuộc sống xa hoa, vương giả cùng ngoại hình phong độ, cường tráng như...
Nguồn: [Link nguồn]