Bạn cần có bao nhiêu tiền để lọt vào top 1% trên toàn thế giới

Hơn 19 triệu người Mỹ đang đang nằm trong nhóm 1% trên toàn thế giới. Và thực tế, bạn không cần quá nhiều tiền để có thể nằm trong top 10% thế giới.

Theo Báo cáo tài sản toàn cầu của Viện nghiên cứu Credit Suisse, bạn cần sở hữu khối tài sản ròng trị giá ít nhất 871.320 USD (20 tỷ VND) để nằm trong top 1% giàu có toàn cầu. Theo Credit Suisse, tổng tài sản ròng, hoặc của cải sở hữu, là giá trị của tài sản tài chính cộng với khối tài sản bất động sản (chủ yếu là nhà ở) thuộc sở hữu của các hộ gia đình, trừ đi các khoản nợ của họ.

Bạn cần sở hữu 871.320 USD (20 tỷ VND) để nằm trong top 1% giàu có toàn cầu (nguồn: CNCB)

Bạn cần sở hữu 871.320 USD (20 tỷ VND) để nằm trong top 1% giàu có toàn cầu (nguồn: CNCB)

Báo cáo của Credit Suisse cho biết, hơn 19 triệu người Mỹ đang đang nằm trong nhóm 1% trên toàn thế giới, vượt xa so với bất kỳ quốc gia nào khác. Trong khi đó, Trung Quốc hiện đang nắm vị trí thứ hai trong hệ thống phân cấp tài sản thế giới, với 4.2 triệu công dân nằm trong số 1% của thế giới.

Ngoài ra, một sự thật khiến nhiều người bất ngờ là để nằm trong số 10% hàng đầu trên toàn thế giới, bạn không cần phải là một triệu phú đô la. Bạn chỉ cần sở hữu khối tài sản ròng trị giá 93.170 USD (hơn 2,1 tỷ VND) để làm được điều đó.

Và ngay cả khi bạn chỉ có 4.210 USD (gần 100 triệu VND) của riêng mình, bạn vẫn giàu hơn một nửa số cư dân trên thế giới.

Những con số này phản ánh mức độ cực đoan của sự bất bình đẳng giàu có kéo dài trên thế giới. Theo Credit Suisse báo cáo: “Trong khi 50% số người trưởng thành trên thế giới chỉ sở hữu tổng cộng ít hơn 1% tổng tài sản toàn cầu, thì người giời giàu có (chiếm 10% số người trưởng thành) sở hữu 85%.”

“Tuy nhiên tin tốt là, có những dấu hiệu cho thấy sự bất bình đẳng về tài sản không còn tăng lên trong thời gian gần đây”, tổ chức Credit Suisse cho biết.

Tỷ trọng tài sản tài chính giữa những người giàu nhất thế giới đã đạt đỉnh vào năm 2015 và giảm dần kể từ đó. “Trong các báo cáo trước đây, chúng tôi đã dự đoán rằng tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo sẽ chững lại, và bằng chứng hiện tại cho thấy dự báo này là hoàn toàn chính xác. Cụ thể, tỷ lệ nắm giữ tài sản hộ gia đình của 1% top đầu thế giới đã giảm từ 47,5% vào năm 2017 xuống 47,2 % vào đầu năm 2019.”

“Vẫn còn quá sớm để kết luận rằng bất bình đẳng giàu có đang có xu hướng giảm”, Credit Suisse báo cáo, “nhưng bằng chứng cho thấy tình trạng này có thể đã chững lại, mặc dù vẫn còn ở mức rất cao”.

Trong ví của những người giàu nhất Việt Nam có bao nhiêu tiền?

Trong danh sách này chỉ có duy nhất một nữ tỷ phú.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo CNBC) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN