Bài học bỏ tiền vào lợn mỗi ngày, từ người đi chân đất đến thành đại gia

Không thể ngờ rằng chỉ bằng một bí quyết nhỏ mà doanh nhân này đã có vốn mở thêm các cửa hàng và thành công.

Từ cậu bé đi chân đất 

Từ một cậu bé đi chân đất đến trường, lấy túi vải đay làm áo mưa, hiện nay ông Dhananjay Datar (55 tuổi, gốc Ấn Độ, sống ở UAE) lái xe Rolls-Royce Phantom trị giá 2 triệu USD. Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Gulf News, vị doanh nhân này đã chia sẻ con đường đi tới thành công của mình tại UAE.

Ông hiện là chủ tịch và CEO của công ty Al Adil Trading. Hiện, công ty này bán 9.000 sản phẩm, doanh thu hằng năm là 750 triệu Dh (~4,7 nghìn tỷ). Hiện, công ty này có mặt ở UAE, Ấn Độ và nhiều quốc gia ở vùng Vịnh với 39 cửa hàng bán lẻ cùng các nơi sản xuất và đóng gói. Tài sản ròng của ông là 26,26 tỷ Dh.

Doanh nhân thành đạt này còn nhớ việc vật lộn để có 3 bữa ăn trong ngày khi còn nhỏ như mới hôm qua. Theo lời ông Dhananjayr, công việc của người cha phải thay đổi nơi ở nhiều, nên từ năm 8 tuổi, ông được người bà nuôi nấng ở Ấn Độ. Bà là người nghèo khổ, nhưng khi cha ông đề nghị trả cho bà khoản tiền nhỏ để trang trải chi phí nuôi cháu, bà từ chối.

Datar học ở một ngôi trường nhỏ, mặc một bộ đồng phục được bà giặt mỗi ngày. Người bà không có tiền mua nổi cho cháu một đôi dép hoặc một đôi giày, cho nên Datar đi chân đất đến trường. Khi không có áo mưa để đi tới trường, Datar được bà đưa cho một chiếc túi vải đay để che mưa.

Datar sống trong tuổi thơ khó khăn như vậy với bà trong 4 năm cho đến khi người cha về sống ổn định tại Mumbai. Để cải thiện cuộc sống gia đình, cha của Dhananjay nhận làm quản lý cửa hàng ở Dubai (UAE).

Bài học bỏ tiền vào lợn mỗi ngày, từ người đi chân đất đến thành đại gia - 1

Từ một cậu bé nghèo, nay ông Dhananjayr đã thành doanh nhân giàu có.

Sau đó, cha của ông Dhananjayr mở một cửa hàng và gọi con từ Ấn Độ sang Dubai làm cùng. Nói về ý tưởng sự ra đời của công ty buôn bán các loại gia vị, ông Datar nói, hồi những năm 80, các cửa hàng ở UAE là những cửa hàng nhỏ, chủ yếu thuộc sở hữu của người Ấn Độ. Các cửa hàng này không dự trữ tất cả các loại gia vị và nguyên liệu chính hãng từ các vùng miền ở Ấn Độ. Trong khi đó, Ấn Độ có lãnh thổ rộng lớn, mỗi bang có một loại gia vị và nguyên liệu khác nhau. 

"Vì vây cha tôi đã nghĩ tại sao không có giải pháp toàn diện cho những người Ấn Độ sống ở UAE. Và Al Adil ra đời", ông nhớ lại.

Tuy nhiên, không phải vì là con trai ông chủ mà Dhananjayr  có thể ỷ lại.  "Tôi làm việc 16 tiếng/ngày. Tôi phải làm việc như mọi nhân viên khác, từ việc quét dọn, lau sàn nhà, cho đến việc giao gạo, đậu lăng và gia vị cho các gia đình, khách sạn, nhà hàng", ông nhớ lại.

Bí quyết hay để có thêm vốn mở cửa hàng

Tuy nhiên, thành công không đến ngay với cha con của doanh nhân này. Trong năm đầu tiên, gia đình bị thua lỗ lớn. Để tiếp tục kinh doanh, mẹ của ông đã phải bán trang sức để lấy tiền chi cho cửa hàng. "Khách hàng không trả tiền đúng hạn. Chúng tôi hết vốn tái đầu tư vào cửa hàng và tiếp tục phát sinh chi phí hoạt động", Dhananjayr chia sẻ.

Trong 7 năm trời, ông không về Ấn Độ. Chỉ đến khi có đủ tiền mua lại số trang sức đã bán, ông mới về thăm mẹ. Thậm chí, trong 3 năm kinh doanh đầu tiên, cửa hàng chỉ mới hòa vốn, không có lợi nhuận.

Bài học bỏ tiền vào lợn mỗi ngày, từ người đi chân đất đến thành đại gia - 2

Ông Dhananjayr tặng vợ một chiếc siêu xe.

Những người thành công trong kinh doanh là người làm những điều khác biệt. Với Dhananjayr cũng vậy, vào năm 1984, khi bắt đầu kinh doanh, tầm nhìn là tạo nên một nơi bán các loại gia vị. Lúc đó, không có ai kinh doanh kiểu như vậy. 

Ngoài ra, Dhananjayr đã học được một bài học từ một người chủ quán trà mà ông thường lui tới. Mỗi ngày chủ quán cho 100 Dh (~633.000 đồng) vào lợn đất. Số tiên thu được sẽ sử dụng để tái đầu tư vào cửa hàng sau 1 năm. Khi nhận thấy đó là ý tưởng hay nên Dhananjayr đã làm theo.

"Tôi cho 500 Dh (~3,1 triệu đồng) vào hộp mỗi ngày. Cuối tháng, tôi thu được 15.000 Dh (~94,9 triệu đồng). Cuối năm, tôi có 180.000 Dh (~1,13 tỷ đồng) và tôi dùng tiền này để mở một cửa hàng ở Abu Dhabi năm 1994. Tôi bắt đầu tiết kiệm 1000 Dh (~6,2 triệu đồng) mỗi ngày từ 2 cửa hàng nên cuối năm số tiền tăng gấp đôi lên 360.000 Dh (~2,26 tỷ đồng). Vì vậy tôi mở cửa hàng thứ ba", Dhananjayr chia sẻ bí quyết.

Một bức thư đi lạc biến chàng trai nghèo thành tỷ phú công nghệ

Nhờ sự cố này, chàng trai nghèo ngày nào nay đã thành tỷ phú đứng đầu danh sách giàu có nhất nước Úc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghi Dung (Theo GulfNews) ([Tên nguồn])
Khởi nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN