Anh thợ đồng hồ vô danh ngồi "ngai vàng" quyền lực nhất Hong Kong
Giới tài phiệt châu Á luôn dành sự ngưỡng mộ đối với người đã gây dựng thành công đế chế quyền lực nhất Hong Kong Emperor.
Nếu bạn biết tới những cái tên lừng lẫy như Hà Hồng Sân, Lý Triệu Cơ hay Lý Gia Thành, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến ông chủ của đế chế Emperor quyền lực nhất Hong Kong - đại gia tỷ đô Albert Yeung.
Sinh ra trong 1 gia đình không khá giả, cả gia đình của tỷ phú Albert Yeung trông cậy vào tiệm sửa đồng hồ nhỏ.
Trong cuốn tự truyện về đời mình, vị đại gia tiếng tăm tâm sự: "Tôi lớn lên trong một tiệm đồng hồ và học cách kinh doanh từ cha mẹ tôi".
Albert Yeung là tỷ phú tự thân đáng ngưỡng mộ trong giới tài chính.
Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã phải nhiều lần chứng kiến cảnh chủ nợ xuất hiện tại tiệm và chính tay Albert Yeung thường phải cầm đồ những chiếc đồng hồ để lấy tiền trả nợ cho cha mẹ.
Sau này, Albert Yeung bước đầu lập nghiệp cũng chính từ cửa hàng đồng hồ vào năm 1964.
Từ năm 20 đến năm 40 tuổi, Albert Yeung tỏ ra cực kỳ xuất sắc và may mắn với bất cứ ngành kinh doanh nào mà ông chạm tay vào, dù đó là bất động sản, đồng hồ, kim hoàn hay tài chính.
Vào thập niên 70, ông tập trung vào lĩnh vực bất động sản với cùng lúc 20 dự án lớn nhỏ khác nhau.
Tuy nhiên, năm 1983, Yeung phải đối mặt với tình hình khó khăn nghiêm trọng tại Tập đoàn Good World của mình.
Suy thoái tài chính khiến công ty của ông ngập trong nợ nần với số tiền lên tới 320 triệu HKD. Hậu quả là Tập đoàn Good World và các tiệm đồng hồ của Yeung đều bị ngân hàng tịch thu.
Năm 40 tuổi, từ đỉnh cao của sự nghiệp và danh tiếng, Albert Yeung không còn gì trong tay.
Vị tỷ phú từng không có đủ tiền để trả cho thư ký của mình.
Quyết không để cuộc đời của mình dừng chân tại đây, Albert Yeung làm lại tự đầu. Để luôn có cảm giác an toàn, tỷ phú Yeung lúc nào cũng mang theo bên mình ít nhất 50.000 HKD.
Albert Yeung đã tái xuất với các giao dịch trên thị trường chứng khoán ngoại hối và gần như trả được hết nợ. Việc này đã giúp ông tìm thấy niềm cảm hứng mới trong lĩnh vực tài chính.
Khi việc kinh doanh dần ổn định, năm 1981, một người bạn của Albert Yeung làm bị thương một người bạn khác. Ông đã gặp riêng người bị nạn và đề nghị anh ta không làm rùm beng vụ việc nhưng bất thành. Kết quả là ông bị buộc tội làm cản trở sự thi hành công vụ và phải chịu án tù giam 9 tháng.
Gia sản kếch sù trở thành mối nguy hiểm với Albert Yeung khi ông là nạn nhân của một vụ bắt cóc có dàn xếp do cựu nhân viên lễ tân công ty cùng bạn trai của cô gái chủ mưu.
Vụ việc lại một lần nữa khiến tên tuổi ông nổi như cồn trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng. Năm 2012, Albert Yeung được tạp chí Forbes vinh danh trong danh sách tỷ phú Thế giới.
Ông cũng góp mặt trong số 40 người giàu nhất Hong Kong và là một trong những doanh nhân hoạt động từ thiện tích cực nhất năm qua.
Tính tới thời điểm này, 5 công ty thuộc tập đoàn Emperor đã niêm yết thành công trên Sàn chứng khoán Hong Kong với tổng giá trị thị trường ước tính hơn 16 tỷ HKD (2,1 tỷ USD).
Về phần mình, Albert Yeung luôn trân trọng mọi thứ đã đi ngang qua đời ông mặc cho dư luận có khen chê, có ngợi ca và chỉ trích.
Giống như nhiều đại gia khác, ông Albert Yeung có thú chơi siêu xe cực độc. Tỷ phú Hong Kong Albert Yeung đã bỏ ra gần 2 triệu USD để có biển số "9" cực độc cho chiếc Rolls-Royce phiên bản giới hạn của mình.
Điều đáng nói, tỷ phú Albert Yeung sở hữu biển số xe này từ năm 1993, vào thời điểm đó, 2 triệu USD có thể mua được một ngôi nhà sang trọng hàng đầu ở Hong Kong (Trung Quốc).
Chiếc xe biển số 9 cực độc của người đứng đầu Emperor GR.
Hiện tại, những ngôi nhà sang trọng hàng đầu của Hong Kong có giá gần 1 tỷ NDT (khoảng 3.000 tỷ VNĐ), điều đó có nghĩa là, giá trị thị trường ước tính của chiếc biển số xe này ở thời điểm hiện tại có thể lên tới hàng chục triệu USD.
Bán du thuyền Amadeus thuộc thương hiệu Timmerman Yachts với giá chào bán 50 triệu USD, tỷ phú Bernard Arnault tậu siêu du thuyền...
Nguồn: [Link nguồn]