Ăn theo đường sắt cao tốc, hai cổ phiếu trên sàn bất ngờ tăng dựng đứng

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Phiên bứt phá mạnh đã chính thức kết thúc nhịp điều chỉnh kéo dài từ đỉnh hồi trung tuần tháng 7 của 2 mã cổ phiếu đường sắt HRT và SRT

Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với sự nhiều doanh nghiệp hàng đầu bàn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước diễn ra vào cuối tuần qua, đã có nhiều ý kiến, kiến nghị cụ thể của doanh nghiệp liên quan đến Dự án xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sau khi Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư dự án này và xác định đây là nhiệm vụ chính trị và ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm.

Câu chuyện về siêu dự án Đường sắt cao tốc Bắc – Nam nóng lên, các cổ phiếu đường sắt trên sàn chứng khoán cũng thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Ngay từ đầu phiên giao dịch 23-9, cổ phiếu HRT của Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội và SRT của Công ty CP Đường sắt Sài Gòn đều nhanh chóng tăng kịch trần và duy trì trạng thái "trắng bên bán" cho đến hết phiên.

Cổ phiếu HRT. Nguồn: Fireant

Cổ phiếu HRT. Nguồn: Fireant

Do giao dịch trên sàn UpCoM, cả hai cổ phiếu này có biên độ tăng trần tới 15%. Theo đó, HRT tăng 1.700 đồng, tương đương 14,66% lên 13.300 đồng/cổ phiếu; SRT tăng 1.300 đồng, tương ứng 14,44% lên 10.300 đồng/cổ phiếu.

Phiên bứt phá mạnh đã chính thức kết thúc nhịp điều chỉnh kéo dài từ đỉnh hồi trung tuần tháng 7 của 2 mã cổ phiếu này.

Trước đó, HRT và SRT đều đã có giai đoạn tăng nóng từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 7. Dù chưa thể trở lại đỉnh lịch sử nhưng 2 cổ phiếu này đều đã tăng hàng chục % từ đầu năm.

Cả hai doanh nghiệp này đều do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nắm cổ phần chi phối.

Cổ phiếu SRT. Nguồn: Fireant

Cổ phiếu SRT. Nguồn: Fireant

Về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính quý II/2024 của Vận tải đường sắt Sài Gòn ghi nhận doanh thu đạt xấp xỉ 526 tỉ đồng, tăng gần 24% cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 4,9 tỉ đồng, giảm đến hơn 56% so với cùng kỳ 2023.

Trong giải trình gửi UBCKNN, ban lãnh đạo công ty này cho biết nguyên nhân là do tổng chi phí trong quý 2 tăng mạnh gần 26%, chủ yếu đến từ giá nguyên nhiên vật liệu tăng, chưa kể phát sinh thêm các chi phí phục vụ khách hàng do sự cố sạt lở và tăng phí điều hành giao thông vận tải đường sắt…

Tương tự, doanh thu quý 2 của Vận tải đường sắt Hà Nội cũng tăng 24%, đạt 778 tỉ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế cũng chỉ chỉ 6 tỷ đồng, bằng 1/4 cùng kỳ năm ngoái do các loại chi phí doanh nghiệp đều tăng mạnh.

Trở lại với thị trường chung ngày 23-9, phiên giao dịch đầu tuần diễn ra khá ảm đạm. Lực cầu tỏ ra thận trọng và lực bán không quá áp đảo khiến chỉ số chính "lình xình" quanh mốc tham chiếu xuyên suốt phiên giao dịch. Kết phiên, VN-Index giảm nhẹ 3,56 điểm xuống 1.268,48 điểm (-0,28%). 

Tuy nhiên, điểm tích cực là nhóm nhà đầu tư nước ngoại mua ròng tổng cộng 181 tỉ đồng trên toàn thị trường, tập trung vào các mã MWG của Thế Giới Di Động và chứng chỉ quỹ FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất với cùng giá trị 69 tỉ đồng mỗi mã. Theo sau là HCM 67 tỉ đồng, NAB 48 tỉ đồng và VCB 39 tỉ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ sau hơn 1 tiếng giao dịch buổi sáng 23/9, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn vượt 81 triệu đồng/lượng, phá vỡ mọi kỷ lục thiết lập trước đó. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo T.Nguyễn ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN