Ai cũng tiêu tiền, nhưng đây là điều không phải ai cũng biết về tiền

Hầu hết mọi người không có đủ hiểu biết về tiền bạc.

Trên truyền hình, các học giả luôn trình bày về thị trường chứng khoán. Họ đưa ra các thuật ngữ xa lạ mà phần lớn mọi người sẽ ít bận tâm hoặc không bao giờ hiểu được. Trở nên giàu có dường như là một điều không thể bởi không có những lời dạy thực tế trong các hệ thống giáo dục của chúng ta.

Ai cũng tiêu tiền, nhưng đây là điều không phải ai cũng biết về tiền - 1

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về tài chính cá nhân, đây là bốn bí mật mà hầu hết mọi người không hề biết về tiền bạc:

1. Cha mẹ là người dạy con cái về giá trị tiền bạc

Hầu hết các hành vi liên quan đến tài chính của chúng ta đều xuất phát từ bố mẹ.

Hầu hết mọi món đồ mà bạn mua đều có xu hướng trải qua quá trình "phê duyệt của phụ huynh".

Hầu hết mọi người không quyết định mua một số hàng hóa hay dịch vụ đơn giản chỉ vì họ biết cha mẹ của họ sẽ không bao giờ chấp nhận nó. Tuy nhiên, cách suy nghĩ này thường có thể trở nên bất lợi và ngăn bạn thực sự học được những bài học giá trị về tiền bạc.

Hầu hết các bậc cha mẹ dạy chúng ta “tìm kiếm sự an toàn". Họ yêu cầu chúng ta đi học và kiếm việc làm ổn định với mức lương hài lòng. Tất cả những điều này dẫn đến một nghĩa vụ sai lầm để làm hài lòng cha mẹ.

2. Đại học không phải là câu trả lời cho sự nghiệp

Ai cũng tiêu tiền, nhưng đây là điều không phải ai cũng biết về tiền - 2

Một sinh viên đại học trung bình tốt nghiệp ở tuổi 22, nhưng phải làm việc để trả hết khoản vay đại học trong nhiều năm tiếp theo. Khi họ đã trả hết được món nợ của mình, mong muốn "cuộc sống tốt đẹp" khiến họ thường phung phí tiền bạc để bù đắp những ngày tiết kiệm.

Vào thời điểm tuổi 40, họ rơi vào khủng hoảng giữa cuộc đời. Tại thời điểm này, họ đã nhận ra rằng tất cả những gì họ đã làm là tiền. Vâng, trong khi một số người đi học để có được kiến thức và thông tin, một số người chỉ đơn giản là vì "tình yêu tiền bạc". Bởi vì điều này, một số trong số họ rơi vào suy nhược thần kinh, có thể dẫn đến các hành vi phá hoại. Nên nhớ, đại học không phải là câu trả lời duy nhất cho tự do tài chính.

3. Thoát khỏi 'tâm lý một ngày nào đó'

Nhiều người có "Tâm lý một ngày nào đó". Đây là khi họ nhìn thấy một ngôi nhà đẹp và họ nói, "Một ngày nào đó, tôi sẽ có thể mua được căn nhà đó." Với suy nghĩ này, bạn đã tự tách mình ra khỏi việc sở hữu ngôi nhà đó.

Thay vào đó, bạn nên nói, "Ngôi nhà đó là của tôi ngay bây giờ và tôi sẽ làm mọi cách để có được nó." Thái độ này phản ánh niềm tin của bạn rằng ngôi nhà (hoặc một cái giống như vậy) là của bạn và bạn sẽ thực hiện điều đó.

Thói quen chờ đợi "một ngày nào đó" hạn chế khả năng của bạn và khiến bạn khó có thể đạt được những điều tốt đẹp nhất.

4. Giàu có là một sự lựa chọn

Chính bạn tự đưa ra lựa chọn rằng bạn sẽ trở nên giàu có hay không. Không ai có thể đưa ra lựa chọn đó cho bạn. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chưa bao giờ đưa ra quyết định này - đơn giản vì họ không biết rằng họ có thể giàu có.

Thông thường, mọi người không thể đưa ra lựa chọn về sự giàu có vì họ bị cuốn vào những hành vi gây nghiện. Họ lãng phí thời gian và tiền bạc để theo đuổi những hành vi phá hoạt cuộc đời như ma túy, tình dục, cờ bạc, những giấc ngủ dài, các hoạt động giải trí triền miên. Những cơn nghiện này che mờ tâm trí của bạn và khiến bạn không có được suy nghĩ rõ ràng.

Nguồn: [Link nguồn]

Bí quyết thành công của ông trùm mỹ phẩm giàu thứ 2 Hàn Quốc

Sự tò mò chính là ánh sáng giúp ông dẫn dắt một trong những công ty mỹ phẩm lớn nhất châu Á đi đến thành công.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo BI) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN