600 tỷ USD bốc hơi do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Nếu thuế quan được áp đặt bao trùm toàn bộ nền thương mại của Hoa Kỳ-Trung Quốc và khiến thị trường lao dốc, GDP toàn cầu sẽ bốc hơi 600 tỷ USD.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đã bước vào giai đoạn căng thẳng mới. Thuế quan được đẩy lên mức cao nhất từ trước tới này, gây ra nhiều mối đe dọa trong tương lai. Tuy nhiên, tình hình này vẫn có thể được giải quyết nhanh chóng, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến gặp nhau tại Hội nghị G20 trong tháng tới. Nhưng tại thời điểm này, nhiều khả năng cuộc chiến thương mại sẽ còn kéo dài, ngày càng phức tạp và tốn kém.
Toàn cầu sẽ phải trả cái giá rất đắt nếu Mỹ - Trung Quốc áp thuế lên toàn bộ hàng hóa của nhau (Nguồn: Nikkei)
Các nhà kinh tế học của Bloomberg, Dan Hanson và Tom Mitchik đã vạch ra các kịch bản có thể xảy ra của cuộc chiến này. Kết luận nổi bật nhất của họ là nếu thuế quan được áp đặt để bao trùm toàn bộ nền thương mại của Hoa Kỳ-Trung Quốc và khiến thị trường lao dốc, GDP toàn cầu sẽ mất 600 tỷ USD năm 2021 – năm chịu tác động mạnh mẽ nhất.
Vào 10/5, Hoa Kỳ đã đưa mức thuế suất đối với 250 tỷ đô la xuất khẩu của Trung Quốc lên mức 25%. Trả đũa nhanh chóng, Trung Quốc tăng thuế đối với một số hàng hóa của Hoa Kỳ trong phạm vi từ 5% đến 25%. Trong hai năm tới, dự báo GDP Mỹ và Trung Quốc sẽ giảm lần lượt 0,5% và 0,2% so với kịch bản không có chiến tranh thương mại. GDP toàn cầu cũng sẽ đi xuống.
Hoa Kỳ đã đe dọa đánh mức thuế quan 25% đối với tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc nếu có thể đạt được thỏa thuận nhanh chóng. Một động thái như vậy dường như không mấy tác dụng. Trung Quốc đã tuyên bố rõ quan điểm trong một chương trình truyền hình, rằng: “Nếu anh muốn nói chuyện, chúng tôi luôn sẵn sàng. Nếu anh muốn chiến tranh, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng”.
Theo đó, nếu xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm, các nền kinh tế chịu đòn lớn nhất là Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Malaysia - các nước nằm trong chuỗi cung ứng xuất khẩu ở châu Á. Khoảng 1,6% GDP Đài Loan phụ thuộc vào hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, với máy tính và thiết bị điện tử chiếm tỷ trọng lớn nhất. Với Hàn Quốc và Malaysia, con số này lần lượt là 0,8% và 0,7%. Các ngành công nghiệp liên quan cũng chịu chung một thảm kịch.
Ở chiều ngược lại, nếu hàng xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc giảm, Canada và Mexico là các quốc gia chịu thiệt hại lớn nhất. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng nhỏ hơn nhiều so với các nước châu Á.
Một cuộc chiến thương mại leo thang sẽ tác động đến thị trường ngoại hối thông qua nhiều kênh khác nhau như dòng chảy thương mại thay đổi, cũng như kỳ vọng về tăng trưởng và chính sách tiền tệ. Nhà kinh tế học David Powell của Bloomberg đã kết hợp dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế về mức độ phơi nhiễm của quốc gia với các mô hình tính toán để chỉ ra những tiền tệ bị ảnh hưởng mạnh nhất. Theo đó, NDT được dự báo biến động lớn nhất, theo sau là baht Thái và Đô la Canada.
Theo hãng tin Bloomberg, Hoa Kỳ đang xem xét cắt đứt nguồn cung cấp linh kiện công nghệ quan trọng từ Mỹ tới năm công ty Trung...