Vissan dừng hoạt động sản xuất do 43 ca nhiễm Covid-19, nguồn cung thịt heo sẽ như thế nào?

Nếu trường hợp không điều tiết được thì sẽ nhờ các tỉnh, thành tăng cường giết mổ heo đưa về TP HCM.

Mới đây, Vissan đã có văn bản gửi Sở Y tế TPHCM; Sở Công thương TP.HCM; Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), đề xuất phương án xử lý dịch bệnh và sản xuất tại doanh nghiệp.

Theo Vissan, từ ngày 28/6, Công ty Vissan đã bắt đầu thực hiện phương án “ba tại chỗ”: sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ. Qua một tháng duy trì và đã đáp ứng được nhu cầu thịt tươi sống và thực phẩm chế biến cho thị trường, đặc biệt trong thời gian bắt đầu thực hiện Chỉ thị 16, Chỉ thị 10 tại TPHCM.

Tuy nhiên, đến ngày 17/7, Công ty phát hiện có 4 ca F0 và đã đưa đi cách ly tập trung. Ngày 20/7, có thêm 20 ca nhưng các ca này đều cách ly tại công ty. Từ ngày phát hiện ca nhiễm đến nay, có nhiều ca F1 đã thành F0 và F2 chuyển lên F1. Đến ngày 23/7, Vissan có 43 ca mắc COVID-19.

Đến nay (28/7) Vissan vẫn tiếp tục phát hiện một số ca nhiễm mới nên công ty đã thông báo phải tạm ngừng một thời gian. Trước đó, ngày 24/7, Vissan cũng có thông báo gửi đến hệ thống siêu thị về việc ngưng giao hàng khay và chủng loại cho đến khi có thông báo mới. Cùng với đó, Vissan cũng giảm lượng thịt heo giết mổ xuống còn 500-700 con/ngày, chỉ cung cấp heo mảnh, ngừng cung cấp mặt hàng chủng loại, hàng đóng khay.

Hiện tại, nhu cầu tiêu dùng thịt heo của TP HCM đang dao động ở mức 5.000-7.000 con/ngày. Vissan là một trong 13 cơ sở giết mổ của TP HCM. Thời điểm này, Vissan chiếm khoảng 10% nguồn cung thịt heo cho thành phố.

Ngoài 600 điểm bán sản phẩm Vissan tại TP HCM, công ty này còn cung cấp thịt heo tươi sống cho hàng nghìn điểm bán thuộc hệ thống siêu thị Co.opmart, Satra Mart, Satra Foods, Aeonmall, Vinmart, Vinmart+...

Trước đó, khi đợt dịch thứ tư bùng phát, Vissan đã tăng công suất giết mổ lên 1.000 -1.500 con/ngày, chiếm 26,5-28,6% lượng tiêu thụ ở TP HCM nhưng với việc liên tục phát hiện các ca nhiễm COVID-19, doanh nghiệp này đã giảm công suất khoảng 50%.

Đánh giá về tình hình cung ứng thịt heo hiện tại của TP HCM, ông Võ Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội, cho rằng: "Nguy cơ nhãn tiền thiếu hụt thực phẩm phục vụ người dân thành phố là rất hiện hữu khi vừa có thêm một nhà cung cấp thực phẩm lớn tạm thời bị đứt gãy.".

Do đó, ông Dũng đề nghị các cấp có thẩm quyền (Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Thành uỷ, UBND TP HCM...) cho phép kích hoạt có thời hạn các cơ sở giết mổ quy mô nhỏ, HTX, hộ gia đình có đăng ký và cam kết nghiêm chỉnh thực hiện về vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức chấp nhận được trong điều kiện hiện nay.

Thời hạn phụ thuộc vào thời gian thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ và tình hình cung ứng thực phẩm được đảm bảo ổn định.

Vissan dừng hoạt động sản xuất do 43 ca nhiễm Covid-19, nguồn cung thịt heo sẽ như thế nào? - 1

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT TP HCM, cho biết, trước đó, thành phố đã ghi nhận một số cơ sở giết mổ quy mô lớn tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng dịch COVID-19 như Xuyên Á, An Nhơn, Phước Kiển. Do đó để đảm bảo nguồn cung cho thành phố trong trường hợp các cơ sở giết mổ khác gặp khó, Sở đã làm việc với các đơn vị liên quan và có các phương án.

Các cơ sở khác tại TP HCM sẽ tăng lượng giết mổ, tăng công suất để bù đắp vào lượng thiếu hụt, đó là sự điều tiết trong nội bộ của các cơ sở giết mổ.

Nếu trường hợp không điều tiết được thì sẽ nhờ các tỉnh, thành tăng cường giết mổ heo đưa về TP HCM.

Nguồn: [Link nguồn]

Cận cảnh siêu biệt thự bỏ hoang của ông trùm khát máu, đáng sợ nhất lịch sử

Sau khi bị tra tấn, ám sát, căn biệt thự trị giá hơn 10 tỷ đồng của Tony Spilotro bị bỏ hoang trơ trọi cho đến ngày sang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN