4 tháng sau khi Cường “Đô la” từ nhiệm, Quốc Cường Gia Lai ra sao?

Các đại gia điều chỉnh, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm trong phiên giao dịch hôm nay.

Sự đi xuống của chứng khoán Châu Á cùng áp lực chốt lời của nhà đầu tư đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam có một phiên giao dịch không mấy tích cực. Gần 6000 tỷ đồng đổ vào thị trường, tuy nhiên lực cầu dè dặt ở mức giá thấp đã khiến chỉ số không thể bứt phá.

Kết phiên giao dịch ngày 19/3, VN-Index giảm 5,27 điểm (0,52%) xuống 1006,59 điểm. Còn trên sàn Hà Nội, HNX-Index cũng mất 0,83 điểm (0,74%) xuống 110.06 điểm.

4 tháng sau khi Cường “Đô la” từ nhiệm, Quốc Cường Gia Lai ra sao? - 1

Thị trường sụt giảm trong phiên giao dịch hôm nay

Khối nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bất ngờ mua ròng mạnh trên sàn HSX, giá trị mua đạt 190 tỷ đồng. Các cổ phiếu được khối này rót tiền nhiều là CTG (Vietinbank), HPG (Hòa Phát), VCB (Vietcombank) và GAS (PVGas).

Sắc đỏ bao trùm trên hầu hết các nhóm ngành quan trọng của thị trường như ngân hàng, dầu khí, chứng khoán, bất động sản, thủy sản, dệt may, sắt thép…

Cụ thể, có 15/17 cổ phiếu nhà băng giảm giá, trong đó sụt mạnh nhất là ACB, BID, VCB, VPB, CTG. Cổ phiếu của các công ty chứng khoán lớn như HCM, SSI, VND cũng đồng loạt đi xuống mạnh. Ở khối doanh nghiệp thép, HPG (Hòa Phát) tăng nhẹ nhờ lực đỡ của khối ngoại, còn HSG (Hoa Sen) và NKG (Thép Nam Kim) đều cùng xu hướng chung của thị trường.

Đối với các nhóm đại gia có sức chi phối lớn: VIC (Vingroup) giảm 0,2%, VHM (Vinhomes) giảm 0,3%, VNM (Vinamilk) giảm 0,8%, VRE (Vincom Retail) giảm 0,8%, NVL (Novaland) giảm 1,2%. Chỉ có đại gia SAB (Sabeco) tăng được 1,2%.

Nhóm cổ phiếu thị giá nhỏ và có tính đầu cơ cao tiếp tục thu hút được dòng tiền, tuy nhiên cũng trồi sụt theo thị trường. FLC (Tập đoàn FLC) giảm 110 đồng xuống 5.310 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh hơn 10,6 triệu đơn vị.  HAG (Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) tăng nhẹ 10 đồng lên 5.550 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh gần 5,5 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tiếp tục trồi sụt mạnh trong thời gian gần đây, ghi nhận mức giảm 290 đồng xuống 5.310 đồng/cổ phiếu. QCG bắt đầu lao dốc xuống vùng giá dưới 6000 đồng/cổ phiếu vào giữa tháng 11/2018, sau khi Quốc Cường Gia Lai công bố kết quả kinh doanh kém khả quan và ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la) bất ngờ từ nhiệm mọi vị trí lãnh đạo tại doanh nghiệp này. Theo đó, trong cả năm kinh doanh 2018, doanh thu của QCG giảm 15% so với 2017, xuống còn 732 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cũng sụt 78% xuống chỉ còn 95 tỷ đồng.

4 tháng sau khi Cường “Đô la” từ nhiệm, Quốc Cường Gia Lai ra sao? - 2

Ông Nguyễn Quốc Cường hiện không còn công tác tại Quốc Cường Gia Lai

Sau đó, vào cuối tháng 12/2018, QCG còn liên tiếp đón nhận những thông tin tiêu cực như quyết định xử phạt thuế và bị nhắc nhở trên toàn thị trường do không công bố với cổ đông về việc thực hiện 14 giao dịch trị giá 3.200 tỷ trong nhiều năm trước.

Mới đây nhất, vào giữa tháng 2, QCG tiếp tục bị đưa vào diện cảnh báo do vi phạm qui định về công bố thông tin. Ngoài ra, QCG cũng thực hiện giảm vốn tại một loạt các doanh nghiệp như CTCP Bất động sản Sông Mã, CTCP Chánh Nghĩa Quốc Cường hay Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng.

Làm ăn khó khăn, bầu Đức đang chi bao nhiêu cho học viện bóng đá?

Hàng năm, bầu Đức vẫn liên tục chi tiền cho hoạt động của Học viện bóng đá HAGL JMG.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Cường đô la và Đàm Thu Trang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN