4 đại dự án ngành Công Thương lỗ khủng, ngập nợ nhiều nghìn tỷ

Theo báo cáo mới nhất Chính phủ gửi tới Quốc hội, trong số 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương, có nhiều dự án đã âm vốn chủ sở hữu, tổng nợ phải trả của không ít dự án hơn 7 nghìn tỷ đồng.

Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (Công ty DQS) tổng nợ 7 nghìn tỷ đồng

Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (Công ty DQS) tổng nợ 7 nghìn tỷ đồng

Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (Công ty DQS): Nợ 7 nghìn tỷ đồng

Doanh nghiệp này được bàn giao từ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từ tháng 6/2010.

Vướng mắc lớn nhất của Công ty là phải chịu gánh nặng tài chính lớn do thua lỗ từ thời kỳ chủ sở hữu là Vinashin; chi phí tài sản cố định quá lớn trong khi không có khách hàng để hai thác hết công suất các hạng mục đã đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu của Công ty ước đạt 224,48 tỷ đồng giảm lỗ 27,05 tỷ đồng so với cùng ỳ năm 2018.

Tình hình tài chính của DQS ước thực hiện đến ngày 31/8/2019: Lỗ lũy kế 3.841,31 tỷ đồng, tăng lỗ 1,4% so với cùng ỳ năm 2018;

Vốn chủ sở hữu: âm 1.274,95 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2018; Tổng nợ phải trả 6.918,53 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng ỳ năm 2018.

Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ: Nợ 7.800 tỷ đồng

Dự án này đã hoàn thành đi vào vận hành thương mại từ tháng 5 năm 2014 nhưng liên tục bị thua lỗ trong quá trình hoạt động do chi phí sản xuất tăng cao hơn giá bán sản phẩm.

Hiện nay, theo yêu cầu của đối tác nhà máy tạm thời giảm xuống 7 dây chuyền. Kết quả vận hành ban đầu cho thấy máy móc hoạt động ổn định, chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng.

Tình hình tài chính của PVTEX ước thực hiện đến ngày 31/8/2019: Lỗ lũy kế 5.120,2 tỷ đồng, tăng lỗ 12% so với cùng kỳ năm 2018; Vốn chủ sở hữu âm 2.861 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2018; Tổng nợ phải trả 7.806,1 tỷ đồng, tăng 1,56% so với cùng ỳ năm 2018.

Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ tổng nợ 7.800 tỷ đồng

Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ tổng nợ 7.800 tỷ đồng

Nhà máy sản xuất NLSH Quảng Ngãi: Nợ 1.300 tỷ đồng

Kể từ thời điểm nghiệm thu, bàn giao đưa Dự án vào vận hành thương mại vào tháng 01 năm 2014, sau gần 2 năm nhà máy đã vận hành được 7 đợt sản xuất.

Từ ngày 14/10/2018, Nhà máy đã vận hành 2 đợt trong tháng 10/2018 và tháng 4/2019 sản xuất ra 2.000 m3 ethanol đạt chất lượng, tiêu thụ được khoảng hơn 1.500 m3 ethanol, còn tồn kho khoảng 500 m3 ethanol.

Tuy nhiên, do việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn, giá sắn cao nên đối tác đã không thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2019 và đã dừng hợp tác. Hiện nay BSR- BF đang triển khai tìm kiếm các đối tác khác theo quy định.

Tình hình tài chính của BSR-BF ước thực hiện đến ngày 31/8/2019: Lỗ lũy kế 983,70 tỷ đồng, tăng lỗ 14,8% so với cùng kỳ năm 2018; Tổng nợ phải trả: 1.304,90 tỷ đồng, tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2018.

Dự án sản xuất NLSH Bình Phước (OBF): Nợ 1.800 tỷ đồng

Dự án đã hoàn thành và đi vào vận hành thương mại từ tháng 4/2012, đến tháng 4/2013 phải dừng sản xuất do gặp khó khăn về thị trường sản phẩm đầu ra dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp và bị thua lỗ.

Hiện nay, Dự án đã hoàn thành công tác bảo dưỡng sửa chữa, sẵn sàng để vận hành lại, tuy nhiên do giá sắn tăng cao nên các cổ đông đã quyết định tạm thời chưa vận hành Nhà máy cho đến khi thị trường thuận lợi.

Tình hình tài chính của OBF ước thực hiện đến ngày 31/8/2019: Lỗ lũy ế 1.396,64 tỷ đồng, tăng lỗ 14,67% so với cùng kỳ năm 2018; Vốn chủ sở hữu: âm 736,72 tỷ đồng, giảm 32,01% so với cùng kỳ năm 2018; Tổng nợ phải trả: 1.842,97 tỷ đồng, tăng 3,88% so với cùng kỳ năm 2018.

Xử lý 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương: Khó xong trước 2020

Thời gian qua, hoạt động của khối Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã nỗ lực để tìm lại phong độ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Luân Dũng ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN