4 câu hỏi quan trọng khi tham gia bảo hiểm qua ngân hàng

Để tự tin về quyết định tham gia bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance), khách hàng cần đặt ra 4 câu hỏi quan trọng.

Bảo hiểm nhân thọ ngày càng trở nên quen thuộc và có ý nghĩa trong cuộc sống. Tuy nhiên, không ít người vẫn rất è dè việc tham gia bảo hiểm nhân thọ. Bởi họ lo ngại về các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm có thể khó hiểu và thu nhập bản thân cũng không biết có ổn định để đóng phí liên tục, duy trì hợp đồng lâu dài.

Khách hàng cần xác định rõ mục tiêu và mục đích của mình để tự tin tham gia bảo hiểm.

Khách hàng cần xác định rõ mục tiêu và mục đích của mình để tự tin tham gia bảo hiểm.

Để tự tin với quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ và cũng để giảm những tranh chấp không mong muốn có thể xảy ra, theo các chuyên gia, trước khi tham gia bancassurance, người tiêu dùng cần giải đáp 4 thắc mắc sau:

Bạn có tham gia bảo hiểm một cách tự nguyện không?

Đầu tiên, bạn cần xác định mình tham gia bảo hiểm trên tinh thần tự nguyện và theo đúng nguyện vọng bản thân. Hợp đồng bảo hiểm thường có thời hạn rất dài (vài chục năm) do đó, nếu bạn không cân nhắc kỹ và tham gia vì một lý do nào đó không bắt nguồn từ nhu cầu và sự tự nguyện của bản thân thì nhiều khả năng sẽ dẫn đến những tổn thất về mặt tài chính hay những tranh chấp không mong muốn về sau.

Hiện nay, để đảm bảo khách hàng tham gia bancassurance tự nguyện, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã ban hành nhiều quy định để tăng cường giám sát chất lượng cũng như thiết lập đường dây nóng để nắm bắt và xử lý kịp thời mọi phản ánh, kiến nghị của người dân liên quan đến hoạt động bancassurance. Đây là một trong những giải pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng mà bạn nên biết để bảo vệ quyền lợi của mình.

Bạn có biết bảo hiểm là để bảo vệ, không phải để kiếm lời?

Bảo hiểm hoạt động trên nguyên tắc số đông bù số ít. Mối quan hệ trong bảo hiểm không giới hạn trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng, mà còn mở rộng ra mối quan hệ giữa những khách hàng mua bảo hiểm với nhau. Các khoản phí bảo hiểm mà số đông khách hàng đóng sẽ được tập hợp vào một quỹ bảo hiểm chung để trang trải, bù đắp cho những thiệt hại, mất mát của số ít khách hàng không may gặp phải. Đây chính là sự san sẻ rủi ro và làm nên giá trị nhân văn của bảo hiểm. Do đó, mục tiêu chính của bảo hiểm là để bảo vệ tài chính cho bản thân và gia đình trước những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống chứ không phải đầu tư tài chính.

Đâu là gói sản phẩm bảo hiểm phù hợp với bạn nhất?

Để lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất với hoàn cảnh và nhu cầu của mình, bạn cần xem xét trung thực về thu nhập, độ tuổi, nghề nghiệp, gia đình… Bạn cũng cần dự báo những khó khăn, bất ngờ, những rủi ro trong ngành nghề, trong xã hội, môi trường xung quanh và trong gia đình của mình. Từ đó, bạn mới có thể định hình mục tiêu và kế hoạch phù hợp cho tương lai.

Nếu khách hàng vẫn còn thắc mắc trong quá trình tư vấn hãy yêu cầu được tư vấn đầy đủ đến khi nào bạn thật sự hiểu rõ sản phẩm mình tham gia.

Nếu khách hàng vẫn còn thắc mắc trong quá trình tư vấn hãy yêu cầu được tư vấn đầy đủ đến khi nào bạn thật sự hiểu rõ sản phẩm mình tham gia.

Theo các chuyên gia, thông thường, khoản phí tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ nằm trong khoảng 10-15% thu nhập của khách hàng và số tiền bảo hiểm mà khách hàng tham gia nên tương đương khoản thu nhập trong vòng 5 năm để bù đắp những tổn thất tài chính khi rủi ro xảy đến.

Trong quá trình tìm hiểu bảo hiểm tại ngân hàng, bạn có thể yêu cầu nhân viên tư vấn của công ty bảo hiểm giới thiệu một số giải pháp bảo hiểm đang cung ứng để lựa chọn, trình bày và giải thích rõ ràng các điều khoản, quyền lợi của sản phẩm bảo hiểm để đảm bảo bạn lựa chọn đúng với nhu cầu và không hiểu nhầm sản phẩm. Nếu vẫn còn thắc mắc, bạn hãy yêu cầu được tư vấn đầy đủ đến khi nào bạn thật sự hiểu rõ sản phẩm mình tham gia. Việc này hết sức quan trọng bởi nếu bạn không chọn đúng sản phẩm bảo hiểm hoặc không hiểu kỹ những điều khoản của sản phẩm thì khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, bạn có thể sẽ không thể nhận được những mức đền bù như kỳ vọng ban đầu hoặc gặp phải những tổn thất tài chính khi dừng hợp đồng giữa chừng.

Ai sẽ đồng hành cùng khách hàng?

Khi mua bảo hiểm tại ngân hàng, khách hàng không chỉ giảm thiểu được thời gian và chi phí đi lại mà còn được hưởng các chính sách ưu đãi từ cả ngân hàng và công ty bảo hiểm. Ngoài ra, đối với một số hợp tác bancassurance lớn hiện nay như hợp tác giữa Vietcombank – FWD, bạn có thể mua bảo hiểm theo nhiều hình thức khác nhau: mua qua các tư vấn tài chính ngồi ở quầy tư vấn bảo hiểm tại các phòng giao dịch Vietcombank hoặc mua bảo hiểm trên ứng dụng ngân hàng số Digibank hay mua qua trang bán bảo hiểm trực tuyến iFWD.

FWD đã và đang nỗ lực đồng hành với khách hàng thông qua việc nâng cao trải nghiệm khách hàng và các chương trình chăm sóc hậu mãi.

FWD đã và đang nỗ lực đồng hành với khách hàng thông qua việc nâng cao trải nghiệm khách hàng và các chương trình chăm sóc hậu mãi.

Bên cạnh những chính sách tăng cường giám sát của các cơ quan quản lý, để đảm bảo chất lượng tư vấn bảo hiểm, Vietcombank và FWD cũng đang áp dụng rất nhiều biện pháp chặt chẽ như thực hiện các cuộc gọi chào mừng (welcome call) để xác nhận nhu cầu khách hàng, thực hiện chương trình khách hàng bí mật (mystery shopping) để đánh giá chất lượng bán hàng, kiểm soát giao dịch đóng phí bảo hiểm bằng cách không cho phép thu tiền mặt trực tiếp từ khách hàng, cùng các quy định xử lý kỷ luật dành cho đội ngũ bán hàng khi vi phạm… Đây là những nỗ lực từ phía ngân hàng và công ty bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng. Chỉ khi quyền lợi khách hàng được đảm bảo, hợp tác bancassurance mới phát triển bền vững, danh tiếng của ngân hàng và công ty bảo hiểm mới được gìn giữ.

Bảo hiểm nói chung hay bancassurance nói riêng đang trong giai đoạn phát triển và không tránh khỏi những vướng mắc cần tháo gỡ. Tuy nhiên, không thể chối bỏ vai trò của bảo hiểm trong đời sống và nếu bạn thật sự có nhu cầu bảo vệ tài chính thì hãy nắm vững những nguyên tắc trên để tự tin ra quyết định.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mỹ Loan ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN