20 năm qua tài sản toàn cầu tăng gấp đôi, Trung Quốc chiếm 1/3
Trong báo cáo tài sản toàn cầu mới nhất, bộ phận nghiên cứu của McKinsey (một công ty tư vấn quản lý toàn cầu) đã cho biết, tài sản toàn cầu đã tăng hơn gấp hơn hai lần trong 20 năm qua. Trong đó mức tăng trưởng tài sản ròng của Trung Quốc chiếm một phần ba, vượt qua Mỹ, trở thành nền kinh tế có mức tăng giá trị tài sản ròng lớn nhất.
Ngày 16/11, trên trang Tiếng Trung của đài tiếng nói Mỹ (VOA) cho biết, bộ phận nghiên cứu toàn cầu của công ty McKinsey đã công bố một báo cáo đặc biệt vào ngày 15, trong đó tiến hành điều tra bảng cân đối tài sản của 10 quốc gia đối với hơn 60% thu nhập toàn cầu. Nghiên cứu cho thấy, tài sản ròng toàn cầu đã tăng từ 156 nghìn tỷ USD năm 2000 lên 514 nghìn tỷ USD vào năm 2020, tăng 35,8 tỷ USD với mức tăng 229% và Trung Quốc chiếm gần 1/3 tổng mức tăng trưởng.
Số liệu thống kê của MC Kinsey
Theo báo cáo, giá trị tài sản ròng của Trung Quốc đã tăng mạnh từ 7 nghìn tỷ USD vào năm 2000, một năm trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lên 120 nghìn tỷ USD, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Trung Quốc một cách nhanh chóng. Trong 20 năm qua, chịu ảnh hưởng bởi việc tăng trưởng giá trị bất động sản suy yếu, giá trị tài sản ròng của Mỹ chỉ tăng hơn gấp đôi, đạt 90 nghìn tỷ USD. Theo báo cáo, tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, hơn 2/3 tài sản được nắm giữ bởi nhóm 10% gia đình giàu nhất.
Mc Kinsey cho rằng, 68% giá trị tài sản ròng trên toàn cầu là bất động sản; phần tài sản còn lại nằm trong nhóm tài sản vô hình như cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, cũng như quyền sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế,…Mc Kinsey sẽ không liệt kê tài sản tài chính trong khối tài sản toàn cầu vì những tài sản này thực chất sẽ được thay thế bằng các khoản nợ. Ví dụ: trái phiếu doanh nghiệp do các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ chính là các khoản nợ của công ty.
Theo khảo sát của Mc Kinsey, trong 20 năm qua, do giá bất động sản tăng cao, giá trị tài sản ròng trên toàn cầu đã tăng trưởng nhanh chóng, vượt qua tốc độ tăng trưởng (GDP) toàn cầu. Nghiên cứu cho thấy, giá tài sản gần như cao hơn 50% so với mức thu nhập bình quân dài hạn, điều này làm dấy lên nghi ngờ về tính bền vững của tài sản toàn cầu.
Ngoài ra, giá trị bất động sản tăng vọt khiến nhiều người không mua được nhà, đồng thời làm tăng nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính tương tự như vụ bong bóng bất động sản bùng nổ vào năm 2008 của Mỹ. Báo cáo cảnh báo, Trung Quốc có khả năng gặp phải những rắc rối tương tự do khủng hoảng nợ công của công ty bất động sản tư nhân Evergrande Group.
Theo báo cáo, phương án giải quyết tốt nhất là tìm ra phương thức đầu tư có sức sáng tạo hơn cho tài sản thế giới nhằm thúc đẩy GDP toàn cầu. Nếu giá tài sản giảm xuống, có khả năng sẽ mất đi 1/3 số tài sản trên thế giới, gần hơn với mức thu nhập toàn cầu.
Nguồn: [Link nguồn]
Một cuộc điều tra của Cục thuế vụ Tokyo Nhật Bản cho thấy những người giàu Trung Quốc thông qua một công ty ở Tokyo...