Vượt qua đại dịch Covid-19, chàng trai 8x thu cả tỷ đồng mỗi năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Không chỉ làm giàu cho bản thân, chàng trai sinh năm 1988 này cũng đang giúp hàng chục hộ dân trong vùng có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất sang hướng hữu cơ.

Anh Đinh Văn Đông sinh năm 1988 tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng cho biết cũng như nhiều hộ nông dân trong khu vực, kế hoạch trồng và chăm sóc cà phê của gia đình anh chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Trong quãng thời gian dịch bệnh, hàng nông sản sản xuất ra không tiêu thụ được khiến cuộc sống gia đình đối diện nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, cũng trong quãng thời gian đại dịch này, bản thân anh đã dành nhiều thời gian để đi sâu vào việc chuyển đổi mô hình vườn trại của mình từ hướng sản xuất truyền thống sang trồng và chăm sóc vườn trại theo hướng hữu cơ. Ngoài cây chủ lực là cà phê, trên diện tích 3,2ha đất vườn đồi của mình anh còn trồng thêm các loại cây trồng khác như tiêu, chuối, ớt, sả và bơ. Đông cho biết trong vườn xen nhiều cây tạo nguồn thu liên tục và đa dạng sinh học cho môi trường.

Anh Đinh Văn Đông cho biết đang xây dựng vườn trại của mình theo hướng hữu cơ và du lịch sinh thái

Anh Đinh Văn Đông cho biết đang xây dựng vườn trại của mình theo hướng hữu cơ và du lịch sinh thái

Với việc sử dụng phân vi sinh thay phân hóa học và sử dụng nhiều chế phẩm nông nghiệp làm phân bón, ngay cả khi bước vào mùa khô nhưng vườn cà phê của gia đình anh chẳng những không bị vàng héo mà lá vẫn xanh tốt; nền đất tơi xốp, dưới gốc cà phê là những thảm cỏ xanh nên giữ độ ẩm rất tốt; không giống như những vườn cà phê khác ở xung quanh đã có dấu hiệu thiếu nước, lá bị vàng, khô cành… Bên cạnh đó, vườn cà phê của anh Đông cũng không có hiện tượng bị rầy rệp xâm hại như các vườn xung quanh. 

Anh Đông cho biết kể từ sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng chú trọng tới sức khỏe vì vậy nhu cầu nông sản sạch được quan tâm nhiều hơn. Những nông sản làm ra được tiêu thụ dễ dàng hơn, giúp gia đình anh có thu nhập khoảng 600 triệu đồng mỗi năm. Trong đó, riêng số cà phê hữu cơ thu khoảng 4 tấn với giá bán trung bình 85.000đ-90.000đ/kg.

Cùng với chuyển đổi vườn trại sang sản xuất hữu cơ, anh Đông cũng cho biết đang xây dựng vườn trại của mình theo hướng sinh thái phục vụ khách du lịch để tăng thêm thu nhập.

Ngoài làm giàu cho bản thân, đầu năm 2022 Đông đã vận động 9 đoàn viên, thanh niên ở một số thôn trên địa bàn xã Hòa Bắc thành lập tổ hợp tác cà phê hữu cơ với diện tích canh tác hữu cơ là 6 ha, năng suất 18 tấn mỗi năm. Bên cạnh đó, hợp tác còn có 14 ha cà phê, cây ăn quả canh tác theo phương thức truyền thống.

Hoạt động chính của tổ hợp tác cà phê hữu cơ, ngoài việc đổi công, giúp đỡ nhau trong các khâu sản xuất như: cắt cành, bón phân, thu hái, ghép chồi…, các thành viên trong tổ còn chia sẻ kiến thức về khoa học - kỹ thuật, những kinh nghiệm trong sản xuất. Xây dựng nhiều tổ nhóm cùng nhau làm việc như tổ lao động, tổ bảo trì, tổ vận tải và tổ thương mại. Bên cạnh đó, khoảng từ 2 - 3 tháng, tổ còn tổ chức cho các thành viên đi tham quan, học hỏi các mô hình sản xuất cà phê sạch trong và ngoài huyện.

Đông thừa nhận thời gian qua các hộ nông dân chưa thực sự hiểu hết về phương thức chăm sóc hữu cơ nên bản thân đang định hướng cho những hộ liên kết để thay đổi chuyển hướng sản xuất. Hiện anh đang cung ứng một phần nguyên liệu đầu vào, trang thiết bị bảo hộ lao động và các thiết bị cho sản xuất của tổ hợp tác xã. Cùng với đó là xây dựng khu sơ chế tập trung, kho bãi tập trung nhằm nâng cao giá trị nông sản do tổ hợp tác tạo ra.

Với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài, Đông từng bước thực hiện được kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ của mình

Với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài, Đông từng bước thực hiện được kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ của mình

Chàng trai sinh năm 1988 cũng cho biết đến nay bản thân và tổ hợp tác cà phê hữu cơ đã liên kết với các xưởng chế biến nông sản để chế biến các loại nông sản khô. Bên cạnh đó, liên kết với các vựa chợ đầu mối để bán nông sản tươi.

Đông chia sẻ 20 ha cà phê của tổ hợp tác dự kiến cho năng suất khoảng 100 tấn, trong đó có 80 tấn được bán với giá 60.000đ/kg và 20 tấn sản xuất theo phương thức hữu cơ được bán với giá bình quân 85.000đ/kg. Thời gian qua Đông và các thành viên trong hội đã dành thời gian để liên kết với các đại lý và công ty để tiêu thụ nông sản cho các hộ trong tổ hợp tác. 1 phần liên kết với nhà rang và 10% là phục vụ người tiêu dùng, trong đó cà phê bột được bán với giá 200.000đ/kg. Nhờ đó doanh thu của tổ hợp tác cà phê hữu cơ mỗi năm có thể lên tới vài tỷ đồng.

Theo anh Đinh Văn Đông, thông qua liên kết sản xuất nhằm giúp bà con nông dân thay đổi phương pháp canh tác; nâng cao sản lượng, số lượng cà phê sạch cung cấp cho thị trường; thay đổi tư duy cho người nông dân sản xuất cà phê thân thiện với môi trường; đồng thời mong muốn xây dựng vườn sinh thái, câu lạc bộ mặt hàng nông sản địa phương, khẳng định chất lượng và đưa thương hiệu cà phê Di Linh bay xa. 

Mất ăn mất ngủ mua lô đất nền 2,6 tỷ đồng phải cắt lỗ hơn 1 tỷ chỉ sau một năm

Sự trầm lắng của thị trường BĐS vùng ven đang khiến nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính lớn gặp khó khăn. Nhiều chủ đất đã phải chấp nhận cắt lỗ cả tỷ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN