Sếp công ty du lịch “khăn gói” về quê làm điều bất ngờ trong “trận đánh úp” của Covid-19
Đang có doanh thu gần 20 tỷ mỗi năm thì Covid-19 ập tới, toàn bộ tour tuyến và các hợp đồng du xuân, lễ hội đều bị hủy, anh Trung đã bán hết xe ô tô rồi khăn gói về quê, lập kế hoạch “đối phó”.
Năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19, các doanh nghiệp lữ hành, kinh doanh trong ngành du lịch rơi vào cảnh lao đao, nhiều doanh nghiệp phải giải thể. Công ty du lịch của anh Nguyễn Đức Trung (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng nằm trong số đó với hàng loạt khó khăn chồng chất.
Anh Trung đã làm trong ngành du lịch được 13 năm và sở hữu doanh nghiệp về du lịch.
Sinh ra và lớn tên tại xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) rồi thi đỗ vào trường Đại học Văn hóa Hà Nội, ngay từ khi còn học năm thứ 2, anh Nguyễn Đức Trung đã làm hướng dẫn viên du lịch, cộng tác cho các công ty lớn.
Rong ruổi dẫn hàng nghìn lượt khách đi du lịch khắp mọi miền đất nước và nước ngoài, anh Trung nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ du lịch là rất lớn. Vì vậy, năm 2015, sau khi tích lũy được một chút vốn, anh đứng ra lập công ty du lịch.
Mất 1,5 năm đầu dành thời gian để đào tạo nhân sự và tìm kiếm khách hàng, đến cuối năm 2016, công ty của anh mới có được những đoàn khách lớn và phát triển hơn.
Khi chưa có dịch, mỗi năm công ty du lịch của anh Trung dẫn hàng trăm lượt khách đi du lịch trong và ngoài nước.
Có khách hàng, doanh thu và lợi nhuận ngày càng cao, năm 2018, anh Trung tiếp tục đầu tư thêm xe ô tô 16 chỗ và 29 chỗ để chủ động phục vụ khách hàng đi lại, đồng thời mở thêm văn phòng đại diện tại tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.
“Mỗi năm, công ty tôi dẫn hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế. Có thời điểm “cháy” hướng dẫn viên phải thuê ngoài. Vì thế, doanh thu của công ty từ năm 2017 đến hết năm 2019 đạt khoảng 15-20 tỷ/năm”, anh Trung cho hay.
Trước Tết Nguyên đán 2020, anh Trung kí được rất nhiều hợp đồng với các doanh nghiệp lớn, dẫn đoàn đi du xuân, lễ hội... Nhưng sau Tết, Việt Nam xuất hiện ca nhiễm Covid-19 nên tất cả các hợp đồng bị hủy, anh Trung phải hoàn trả lại tiền đặt cọc cho các đoàn đã kí.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, anh Trung từ Hà Nội về quê xây dựng tổ hợp vui chơi, giải trí phục vụ người dân địa phương.
“Mất 1 tháng tôi loay hoay, không biết phải làm thế nào. Khi ngồi lại, nhận thấy tình hình dịch bệnh không khả quan nên tôi đã quyết định cho bán xe ô tô, về quê chuyển dịch thêm lĩnh vực kinh doanh”, anh Trung nói.
Bản thân là người dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên tại một huyện miền núi, vượt lên làm giàu sau bao khó khăn vất vả, anh Trung nhận ra, đời sống của người dân quê ngày càng được nâng cao thông qua việc xuất khẩu lao động, anh đã lập kế hoạch và bắt tay vào xây dựng khu tổ hợp vui chơi, giải trí tại xã miền núi Cẩm Bình (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) vào tháng 4/2020.
Tận dụng nguồn nhân lực sẵn có của địa phương và sự hỗ trợ của anh em, họ hàng, anh Trung tiến hành tập trung nguồn lực xây dựng khu vui chơi, bể bơi lắp ghép và khu ẩm thực.
Bể bơi lắp ghép hoàn thành và đón khách chỉ sau 1 tháng khởi công.
Chỉ sau 1 tháng khởi công, anh đã bắt đầu thu được tiền từ các dịch vụ này với hàng trăm khách hàng là các bạn nhỏ và người dân trong xã và các địa phương lân cận.
“Khi dịch Covid-19 vẫn còn hết sức phức tạp, các hoạt động du lịch tạm dừng, đóng cửa, không có doanh thu thì tôi dồn tổng lực vào xây dựng dự án của mình ở quê. Vừa kinh doanh vừa tiếp tục triển khai xây dựng khu khách sạn, phòng nghỉ, nhà úp ngược và bể bơi vô cực”, anh Trung nói.
Khu vui chơi dành cho trẻ em cũng được anh Trung gấp rút xây dựng và đưa vào sử dụng trong năm 2020.
Anh cũng bắt đầu làm du lịch tại quê nhà, đón những đoàn khách từ phương xa đến.
Khu phục vụ ăn uống.
Khu nhà lắp ngược.
Nhờ nhanh nhạy trong tư duy và sự cố gắng hết mình trong đại dịch, năm 2020, công ty của anh Trung vẫn đạt doanh thu gần 3 tỷ đồng. Khu vui chơi, giải trí của anh tiếp tục tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương và đáp ứng nhu cầu của người dân khu vực lân cận.
Chia sẻ dự định của mình trong năm 2021, anh Trung cho biết, thời gian tới, anh tiếp tục làm bể bơi xây thay thế cho bể bơi lắp ghép và có khu bể bơi dành riêng cho trẻ em; không gian ẩm thực ngoài trời; phòng Karaoke và khu vườn lưu giữ tuổi thơ với chi phí đầu tư giai đoạn 2 khoảng 2,5 tỷ đồng.
Nguồn: [Link nguồn]
“Covid-19 ập đến, hệ thống Homestay kết hợp dạy ngoại ngữ của tôi sập luôn, không giáo viên, không học sinh. Để có...