Nhà đầu tư rót vốn 6 triệu USD vì muốn “điên” cùng startup
Thương vụ gây nên nhiều sự chú ý nhất tập 11 của Shark Tank mùa 3 chính là màn gọi vốn của nhà khoa học Lại Bá Ất.
Vừa bước vào phòng thương thuyết, startup gây ấn tượng mạnh khi giới thiệu bản thân ông khởi sự từ làm nhà nông, làm nhà giáo, nhà sản xuất, nhà kinh doanh cho đến giờ là nhà sáng chế và nhà khoa học. Đem đến Shark Tank sản phẩm Tuabin gió có tốc độ cố định, Lại Bá Ất đưa ra lời đề nghị đầu tư 6 triệu USD cho 5% cổ phần công ty. Con số gọi vốn cao ngất này khiến dàn Sharks đều bất ngờ. Định giá doanh nghiệp ở mức 120 triệu USD nhưng Nhà khoa học vẫn cho rằng con số trên là rẻ gấp 10 lần vì “tính ra thì nó khủng khiếp lắm”.
Startup giới thiệu Tuabin gió có tốc độ cố định được phát triển dựa trên định luật mới, thay thế Tuabin gió hiện nay đang phát triển dựa theo công thức của định luật Betz. “Định luật này tôi đã chứng minh được hoàn toàn sai, cấu tạo của Tuabin gió hiện nay là 3 cánh, cấu hình cánh không phù hợp thu năng lượng gió cho nên năng lượng thu được rất thấp so với công suất công bố. Tuabin gió của tôi thu được năng lượng nhiều hơn và giá thành điện gió ra chắc chắn rẻ hơn tuabin gió hiện nay từ hai lần trở lên”, Lại Bá Ất nói.
Sản phẩm mới hoàn tất quá trình nghiên cứu, startup đã lên chương trình Thương vụ bạc tỷ gọi vốn "khủng".
Cho biết sản phẩm mới vừa hoàn tất quá trình nghiên cứu, chưa đi vào chế tạo nên nhà sáng lập muốn đến Shark Tank kêu gọi 6 triệu USD để tìm người giúp sản xuất, chứng minh cho thế giới thấy sáng chế của mình có giá trị. Nhà sáng chế trình bày: “Công thức cũ gây ra tổn hại rất lớn cho kinh tế thế giới. Với cùng một giá vốn, tuabin của tôi thu được năng lượng gấp đôi”.
Trước sự hoài nghi của nhà đầu tư về sự thành công của định luật mới, Lại Bá Ất chia sẻ ông đã bỏ ra gần 9 năm để nghiên cứu lĩnh vực này và mất 7 năm để chứng minh định luật Betz là sai lầm. Đồng thời, thị trường năng lượng gió của Mỹ và châu Âu từ nay đến năm 2030 khoảng 1 nghìn tỷ USD. Nếu dùng tuabin mới thì số tiền đầu tư sẽ giảm được 50%.
Startup cho biết thêm bản thân công nhận hai bằng sáng chế từ Mỹ và Châu Âu nhưng ông không lựa chọn hợp tác sản xuất với doanh nghiệp ngọai quốc mà đến Shark Tank tìm kiếm cơ hội. Lý giải nguyên nhân, ông nói: “Tôi muốn tiến từ Việt Nam và tôi muốn Việt Nam trở thành trung tâm của điện gió thế giới. Tôi muốn tất cả mọi người Việt Nam hợp tác lại phát triển sản phẩm này”.
Shark Việt muốn "điên" cùng startup đã rót vốn 6 triệu USD.
Đánh giá sản phẩm mới chỉ dừng lại ở mặt nghiên cứu, sáng chế, chưa sẵn sàng ra thị trường nên đồng loạt các Shark Linh, Shark Hưng, Shark Liên và Shark Dzung đều từ chối đầu tư.
Ngược lại, Shark Việt lại cho rằng ai cũng phải “hơi điên” một tí trong khi bản thân ông còn đầu tư vào điện nên “điên nặng”. Dù nhìn thấy rủi ro lớn, vị cá mập này vẫn quyết định mạo hiểm “lao vào” đầu tư.
Shark Việt chia sẻ: “Tôi đề xuất với anh một ý tưởng điên rồ như thế này. Tôi đồng ý tài trợ cho anh 6 triệu USD với điều kiện ứng dụng phải thực tế. Tôi góp ngay bước đầu tiên cho anh 5 tỷ, nếu thành công thì chúng ta chia 50 – 50% cổ phần. Anh em mình thành công, tôi mời anh đến khu dưỡng lão Phương Đông ở phòng cao cấp cùng với tôi. Thất bại hai thằng mình cùng vào nhà thương điên bên Trâu Quỳ”.
Trước lời đề nghị này, startup nhận lời đầu tư của Shark Việt. Thương vụ khép lại thành công bằng bắt tay của nhà đầu tư và nhà sáng lập Tuabin gió.
Dù các con số mới chỉ dừng lại ở sự giả định, dự án của Nguyễn Tiệp thuyết phục thành công Shark Hưng gật đầu...