Khởi nghiệp từ cây cỏ dại, cô giáo tạo thu nhập cho nhiều người

Cô giáo Bến Tre đã sử dụng cây dại ven nhà để sản xuất ra loại nhang sinh học đuổi muỗi.

Cô giáo Ngô Song Đào (sinh năm 1971) hiện là giáo viên sinh học trường THCS Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Chị đã khởi nghiệp thành công khi lấy cây quao dại ven nhà để sản xuất ra nhang đuổi muỗi. Đề tài nghiên cứu này đã đoạt giải quốc gia về khởi nghiệp nông nghiệp năm 2017.

Chị kể lại ngay từ nhỏ, chị đã biết công dụng của lá quao khi đốt sẽ có tác dụng xua đuổi côn trùng, đặc biệt là muỗi. Sau này, chị thấy nhiều người sử dụng nhang muỗi rất độc hại. Chị mới có suy nghĩ sản xuất ra loại nhang đuổi muỗi mà không có chất độc hại.

“Tôi từng chứng kiến rất nhiều học sinh của mình thắp nhang muỗi để học bài. Sau khi tìm hiểu, tôi biết được chất độc tỏa ra từ một khoanh nhang muỗi tương đương 70 - 130 điếu thuốc lá. Tôi bắt đầu có suy nghĩ nên làm một sản phẩm sạch để thay thế”, chị Đào nói.

Chị Đào sử dụng cây cỏ dại ven nhà để làm nhang đuổi muỗi.

Chị Đào sử dụng cây cỏ dại ven nhà để làm nhang đuổi muỗi.

Bắt đầu từ năm 2014, chị đã bắt đầu nghiên cứu cách làm nhang từ lá quạo. Sau 16 lần chỉnh sửa công thức trong vòng 2 năm ròng rã, chị mới đưa ra được một công thức chuẩn để sản xuất những nén nhang sinh học và bắt đầu đưa ra thị trường.

“Vì cây quao không có tinh dầu, khó cháy nên tôi phải tìm hiểu và trộn thêm các vị thuốc bắc vào để tạo thêm mùi thơm. Lúc nghiên cứu, máy móc không có, tôi phải mang nguyên liệu đến các cơ sở làm nhang cách nhà hàng chục cây số để nhờ họ sản xuất giúp”, chị chia sẻ.

Đến năm 2017, chị đem dự án nhang sinh học đi tham dự cuộc thị khởi nghiệp và đạt giải khuyến khích cấp quốc gia. Sau cuộc thị, chị nhận được nguồn vốn hỗ trợ khởi nghiệp và đầu tư, mở rộng sản xuất, cung ứng ra thị trường.

Với đặc tính dễ cháy, lượng khói hầu như không có và độ cháy kéo dài từ 80 - 90 phút không tắt, sản phẩm nhang sinh học của cô Đào dần được thị trường tin dùng, khách khắp nơi biết đến và đặt mua.

Có thời điểm, chị thuê cả trăm nhân công về làm để đủ đáp ứng đơn hàng cho khách.

Có thời điểm, chị thuê cả trăm nhân công về làm để đủ đáp ứng đơn hàng cho khách.

Chị cũng mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất để có đủ sản phẩm phân phối ra thị trường từ Nam ra Bắc và xuất khẩu sang một số thị trường lớn.

Nhờ đó, chị cũng tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động ở địa phương. Có thời điểm nhang muỗi được rất nhiều khách hàng đón nhận, chị thuê cả trăm lao động ở địa phương, nhất là chị em phụ nữ nông thôn không có thu nhập ổn định để vào làm tại xưởng.

“Ở địa phương, tôi thấy nhiều chị em có độ tuổi từ 50 - 80 vẫn có thể lao động được nhưng chưa có công việc phù hợp với họ, Tôi muốn mở rộng sản xuất để có thêm tạo thêm việc làm giúp họ có thu nhập để trang trải cuộc sống”, chị Đào chia sẻ.

Mức thu nhập của nhân công tại xưởng dao động từ 50.000 – 60.000 đồng một ngày. Còn những lúc hàng nhiều, một người làm một ngày sẽ được khoảng 80.000 – 100.000 đồng.

Ngoài ra, chị thuê 50 hộ gia đình nghèo trồng cây quao và bao tiêu đầu ra nhằm giúp họ cải thiện kinh tế đồng thời tạo ra vùng nguyên liệu sẵn có.

Tuy nhiên, chị Đào cho biết những năm dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở nước ta cũng khiến tình hình kinh doanh của xưởng ảnh hưởng nhiều. Còn năm ngoái, tình hình kinh tế khó khăn khiến xưởng sản xuất nhang muỗi sạch của chị ảnh hưởng rất lớn. Lượng khách đặt mua ít đi khiến doanh thu sụt giảm. Hiện tại, chị chỉ còn thuê 8 công nhân sản xuất trong xưởng của mình.

Trong năm nay, chị hy vọng mọi thứ sẽ ổn hơn và cô cố gắng đưa sản phẩm của mình tiếp cận thị trường rộng rãi hơn để tăng doanh thu. Đồng thời, chị mong muốn sẽ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người.

Từ loại cây quen thuộc, anh Luân đã biến thành những tác phẩm bonsai nghệ thuật trồng ở vườn nhà và được nhiều người yêu thích, tìm mua với giá từ vài triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGUYỄN THƠM ([Tên nguồn])
Khởi nghiệp với số vốn nhỏ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN