Gác bằng dược sĩ, 9x về quê nuôi loài cá khó nuôi, thu lãi hàng trăm triệu đồng

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Từ bỏ công việc dược sĩ tại TP.HCM, nam 9x đã trở về quê hương, mạnh dạn khởi nghiệp vừa chăn nuôi và trồng trọt. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp an toàn sinh học, anh đã thu lãi gần 400 triệu đồng mỗi năm.

Sau nhiều năm làm việc ở bệnh viện, anh Võ Lê Hoàng Tuấn (32 tuổi), sống tại xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, là một dược sĩ đã quyết định thay đổi cuộc đời. “Khi làm việc tại viện, tôi chứng kiến rất nhiều bệnh nhân gặp vấn đề liên quan đến thực phẩm không an toàn. Bởi vậy tôi luôn có suy nghĩ muốn được làm thứ gì đó liên quan đến thực phẩm sạch, cung ứng cho người dân để nâng cao sức khỏe cộng đồng”, anh chia sẻ.

Năm 2019, anh quyết định trở về quê hương và tận dụng 400 m² đất vườn nhà để bắt đầu nuôi cá chạch lấu, loại cá không chỉ có giá trị kinh tế mà còn được xem là “nhân sâm dưới nước” nhờ vào giá trị dược liệu trong đông y.

Bên cạnh nuôi cá, anh còn kết hợp trồng nha đam và nuôi trùn quế. Mô hình này không chỉ giúp anh tận dụng tối đa tài nguyên mà còn góp phần bảo vệ môi trường thông qua quy trình nuôi trồng thủy sản tuần hoàn.

Anh Hoàng Tuấn nuôi cá chạch lấu cùng cá koi, kết hợp với nuôi trùn quế và trồng nha đam.

Anh Hoàng Tuấn nuôi cá chạch lấu cùng cá koi, kết hợp với nuôi trùn quế và trồng nha đam.

Mô hình này tiết kiệm chi phí lại đem về hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, trùn quế được sử dụng làm thức ăn cho cá chạch lấu, còn phân trùn được dùng bón cho cây nha đam. Phụ phẩm từ cây nha đam được sử dụng để nuôi trùn quế. Sau đó, anh sử dụng nguồn nước tưới cho cây nha đam từ ao nuôi cá chạch lấu.

Quy trình theo một vòng tuần hoàn, hướng dược liệu, với mục tiêu xây dựng phát triển thương hiệu sản phẩm đặc sản cá chạch lấu an toàn sinh học. Mô hình này được nhiều người biết đến và tin tưởng, khách hàng đến tận nơi tìm mua khiến số lượng cá chạch lấu thu được không đủ để bán.

Số tiền bán được anh lại tiếp tục mở rộng ao nuôi để có đủ nguồn cung ra thị trường. Đến giữa năm 2020, anh thuê thêm 5.000 m2 đất để mở rộng mô hình. Trên diện tích này, anh thiết kế 15 ao nuôi.

Theo anh, loài cá này khá khó nuôi.

Theo anh, loài cá này khá khó nuôi.

Theo anh Tuấn, để nuôi cá chạch lấu thành công, cần đảm bảo ba yếu tố chính: con giống, nguồn nước và môi trường sống. Anh thiết kế ao nuôi không có bùn, sử dụng vật liệu bạt để giữ sạch, và tạo chỗ trú ẩn cho cá. Anh cũng thường xuyên kiểm tra và thay nước để duy trì chất lượng nước nuôi.

Ngoài ra, anh cho biết người nuôi cần bổ sung vitamin C, men hỗ trợ tiêu hóa cho cá cùng với các vi sinh vật cải tạo môi trường nước. Cá nuôi từ 10 - 12 tháng sẽ thu hoạch. Trong quá trình nuôi, cứ cách 2 tháng, anh sẽ phải làm thêm bước lựa cá lớn, nhỏ để nuôi đạt trọng lượng đồng đều.

“Thật ra, loại cá này rất khó nuôi và chậm lớn. Nên việc lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng rất quan trọng trong việc thành – bại khi nuôi con vật này. Bên cạnh đó, việc đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ, hợp vệ sinh cũng rất cần thiết”, anh cho hay.

Kết hợp nuôi cá chạch lấu và cá koi mang lại thu nhập cao cho anh.

Kết hợp nuôi cá chạch lấu và cá koi mang lại thu nhập cao cho anh.

Anh cũng kết hợp nuôi cá chép koi với cá chạch lấu. Theo kinh nghiệm của anh, loại cá này không chỉ không cạnh tranh thức ăn với cá chạch lấu mà còn giúp theo dõi sức khỏe môi trường nước. Nhờ vào cách nuôi khoa học và tỉ mỉ này, anh đã thu hoạch được 2 tấn cá chạch lấu mỗi năm, mang lại lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng, cùng với gần 150 triệu đồng từ cá koi.

Không dừng lại ở đó, anh Tuấn đang có kế hoạch mở rộng mô hình nuôi thủy sản của mình. Anh dự định tung ra thị trường sản phẩm cá chạch lấu tươi sống, đóng gói trong giỏ tre, cùng với nghiên cứu các loại cá đặc sản khác như cá bống tượng và cá chình.

Đánh giá về mô hình chăn nuôi và trồng trọt này, anh Mai Huy Mân, Phó Bí thư Huyện đoàn Cai Lậy, đã ghi nhận mô hình này là một hướng đi mới, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường.

“Anh Tuấn tự tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng kiến thức ngành Dược đã học để phát triển mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học với con cá chạch lấu. Đây là mô hình kinh tế xanh, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế”, anh nói.

Với quyết định liều lĩnh của mình, sau 5 năm khởi nghiệp, kỹ sư đã thành công trên con đường mình lựa chọn, thu lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phúc Minh ([Tên nguồn])
Khởi nghiệp với số vốn nhỏ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN