Cú sốc Covid-19, chàng trai 9x Hà Nội mất trăm triệu khi quyết định khởi nghiệp

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dành tới gần một năm ấp ủ dự án khởi nghiệp của mình, nhưng chàng trai 9X Hà Nội này đã phải “đầu hàng” bởi cú sốc Covid-19 kéo dài trong suốt từ đầu năm 2020 đến nay.

Từng trải qua nhiều công việc trong lĩnh vực truyền thông, công nghệ thông tin nhưng Nguyễn Đức Thuận – một chàng trai sinh năm 1993 tại Nam Từ Liêm Hà Nội vẫn luôn ấp ủ kế hoạch tự khởi nghiệp riêng của bản thân.

Thuận cho biết cuối năm 2018 nhận thấy nhu cầu học ngoại ngữ của trẻ em và người đi làm là một lĩnh vực đầy tiềm năng, có thể nói là “hái ra tiền” nên đã lên kế hoạch mở một trung tâm ngoại ngữ riêng cho mình.

Để thực hiện kế hoạch, bên cạnh công việc chính trong lĩnh vực marketing online, chàng trai sinh năm 1993 cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về mô hình và cách thức hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn anh sinh sống và làm việc. Thuận cũng dành nhiều thời gian để trò chuyện với những đàn anh trước trong lĩnh vực này trước khi hiện thực hóa kế hoạch khởi nghiệp riêng của mình.

Ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 thời gian qua đã khiến nhiều mô hình khởi nghiệp phải đóng cửa

Ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 thời gian qua đã khiến nhiều mô hình khởi nghiệp phải đóng cửa

Sau một thời gian dài nghiên cứu và lên kế hoạch, với số tiền hơn 300 triệu đồng tích lũy được trong quãng thời gian đi làm và nhờ người thân hỗ trợ thêm, tháng 9/2019 chàng trai trẻ đã hiện thực được kế hoạch khởi nghiệp của mình là một trung tâm ngoại ngữ nhỏ tại quận Nam Từ Liêm.

Với lợi thế làm việc trong lĩnh vực marketing online, chàng trai 9X không gặp nhiều khó khăn trong việc quảng bá, tiếp thị trung tâm ngoại ngữ của mình với những khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, Thuận còn tìm kiếm học viên cho lớp học thông qua việc hợp tác với những công ty xuất khẩu lao động có nhu cầu đào tạo ngoại ngữ cho những lao động chuẩn bị ra nước ngoài làm việc.

Chàng trai sinh năm 1993 cho biết rất vui mừng khi trong 5 tháng đầu tiên trung tâm ngoại ngữ đi vào hoạt động, doanh thu ghi nhận đà tăng liên tục với doanh số lên tới vài chục triệu đồng/tháng. Theo đó, doanh thu từ các lớp học dần bù đắp được chi phí đầu tư, thuê giáo viên, chi phí thuê mặt bằng và tiến đến mức hòa vốn và có lãi.

Tuy nhiên, Đức Thuận thừa nhận dịch Covid-19 và quyết định cách ly toàn xã hội từ 0 giờ 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc để phòng chống dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động của trung tâm ngoại ngữ của anh.

Theo đó, sau đợt cách ly xã hội để phòng chống dịch này, trung tâm ngoại ngữ của chàng trai trẻ đã phải đóng cửa trong một thời gian dài, khi được phép mở cửa hoạt động trở lại thì số lượng học viên cũng thưa vắng, doanh thu không thể bù đắp chi phí bỏ ra.

Sau hơn một năm cầm cự, tháng 6/2021 chàng trai trẻ đã buộc phải đưa ra quyết định đóng cửa hoàn toàn trung tâm ngoại ngữ của mình và chấp nhận một khoản thua lỗ lớn về kinh tế.

Chàng trai trẻ thừa nhận đây thực sự là một cú sốc lớn với bản thân nhưng Thuận cho rằng nếu không có tác động tiêu cực của dịch bệnh thì việc mở một trung tâm ngoại ngữ là một lĩnh vực rất tiềm năng, không chỉ mang lại nguồn thu lớn mà còn có thể mang tới những bài học quý giá, các mối quan hệ mới... Tuy nhiên, trước tác động tiêu cực của dịch bệnh, từ một mô hình khởi nghiệp tiềm năng, lĩnh vực này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo chuyên gia đào tạo, luật sư Phạm Thành Long (Công ty Luật Gia Phạm) tỷ lệ người trẻ khởi nghiệp thành công rất khiêm tốn. Do vậy khi gặp thất bại, các start-up nên dừng lại. Và đây là chuyện bình thường trong cuộc sống.

“Khi gặp thất bại, các startup nên dừng lại ngay. Việc dừng lại ngay khi thất bại được gọi là sẵn sàng từ bỏ khi không thành công trong kinh doanh hay trong ngành chứng khoán gọi là "cắt lỗ". Điều này có nghĩa là phải dừng lại ngay khi dự án không khả thi, thay bằng cứ tiếp tục lặp lại những sai lầm và cạn kiệt nguồn lực sau đó mới dừng lại”, vị chuyên gia này phân tích.

Trong khi đó, theo Tổng cục thống kê, dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề tới nhiều hoạt động kinh tế, kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo đó, trong năm 2021, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn gần 55 nghìn doanh nghiệp, tăng 18% so với năm trước; 48,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 27,8%; 16,7 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,1%, trong đó có 14,8 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 4%; 211 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, giảm 20,7%. Bình quân một tháng có gần 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Cô gái 9X Tiền Giang thu lãi cả trăm triệu mỗi năm sau quyết định về quê khởi nghiệp

Chia tay Sài Gòn phồn hoa đô thị để về quê khởi nghiệp, sau những khó khăn, thách thức đến nay cô gái 9X Tiền Giang đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN