“Cha đẻ” của những sản phẩm da handmade: Thành công nhờ cách bán hàng “dị” có một không hai

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sản phẩm da Handmade mà xưởng của Phương và Trang sản xuất không chỉ dừng lại là một sản phẩm da thủ công, nó còn chứa chất rất nhiều tình cảm, tâm huyết và đặc biệt là quan điểm kinh doanh ấn tượng trong đó.

Đoàn Thuỳ Trang tâm sự, vốn là người đam mê nghệ thuật và thiết kế, nhưng vì phải nghe theo định hướng của gia đình nên lại theo học nghành kinh tế. Nhưng sau khi tốt nghiệp, đam mê của cô vẫn còn đó, thậm chí còn lớn hơn và trở nên day dứt. Do đó, cô đã cùng người bạn thân có cùng sở thích mở ra thương hiệu đồ da handmade để được thoả mãn đam mê.

Xưởng sản xuất với hàng chục "đồ nghề" các loại  

Xưởng sản xuất với hàng chục "đồ nghề" các loại  

Lê Lan Phương – người đồng sáng lập thương hiệu da Handmade này tâm sự: “Nhiều người bảo chúng tôi dở hơi, học hành tử tế, trường tốt ngành tốt cho lắm vào, bây giờ lại ngồi khâu khâu vá vá. Nhưng chúng tôi bỏ ngoài tai, chúng tôi có đam mê với đồ da, dành thời gian tìm tòi học tập rồi đắm đuối lúc nào không hay”.

Lê Lan Phương bên những sản phẩm da thủ công

Lê Lan Phương bên những sản phẩm da thủ công

Với Trang và Phương, vì đam mê, tiền nong đã trở nên không còn quan trọng. “Nhiều khi tiền vốn bỏ ra để nhập da đã cao gấp mấy lần tiền hàng, chưa kể da tồn nhiều, nhưng chỉ cần đưa được những sản phẩm thực sự ấn tượng đến tay khách hàng, cho dù làm đi làm lại bao nhiêu lần cũng được. Đam mê là trên hết mà” – Trang nói.

Từ miếng da thô

Từ miếng da thô

Trải qua rất nhiều công đoạn

Trải qua rất nhiều công đoạn

Được biết, xưởng da thủ công của hai bạn tuy nhỏ nhưng với tình yêu đồ da và sự tỉ mỉ đến từng chi tiết, hàng ngàn sản phẩm da tinh xảo đã ra lò. Điểm đặc biệt là xưởng chỉ nhận làm đồ được khách hàng đặt riêng với cá tính của từng vị khách, nên trên sản phẩm luôn có dấu ấn của riêng khách hàng và không có sản phẩm sản xuất hàng loạt.

Theo lời kể của Phương, đối với đồ da thủ công Handmade, để có một sản phẩm tinh xảo và đúng ý khách hàng, người làm sản phẩm ngoài tay nghề cao còn phải biết lắng nghe, bởi chỉ khi hiểu khách hàng mới cho ra đời những sản phẩm ưng ý nhất. Chính vì thế, rất nhiều khách hàng đã trở thành những người bạn thân thiết.

“Cha đẻ” của những sản phẩm da handmade: Thành công nhờ cách bán hàng “dị” có một không hai - 5

Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn 

Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn 

Mỗi một sản phẩm không chỉ đo, cắt, khâu là hoàn thiện. Người thợ phải vẽ lên giấy trước, rồi dựng hình 3D. Với màu da, để có đúng màu sắc khách hàng yêu cầu, sản phẩm cũng phải trải qua công đoạn nhuộm tay kì công.

“Có những lần, trong lúc làm sơn cạnh và màu nhuộm dính đầy tay, có khi làm đổ sơn lên sản phẩm và phải làm lại từ đầu, hoặc có khi dây một chút mực bút bi, thế là công sức đổ sông đổ bể…Nhưng bọn mình tuyệt đối yêu nghề, được sáng tạo trên những sản phẩm mỗi ngày là cảm giác tuyệt vời nhất. Bởi cuộc đời là một cuộc chiến đẹp tuyệt” – Trang hài hước nói thêm.

Dây đồng hồ handmade

Dây đồng hồ handmade

Sản phẩm của xưởng cũng rất phong phú: Từ bao da Ipad, bao da Kindle, bao Laptop, bọc Passport, cho đến dây đồng hồ, hộp đàn guitar, ví, hộp bút, bao da điện thoại…

Giá mỗi sản phẩm từ vài trăm nghìn đến mấy chục triệu đồng, tuỳ loại da, kích cỡ hay độ cầu kì trên từng sản phẩm.

Khách hàng được lựa chọn từ loại da, màu da đến màu chỉ, mỗi sản phẩm đều mang cá tính riêng

Khách hàng được lựa chọn từ loại da, màu da đến màu chỉ, mỗi sản phẩm đều mang cá tính riêng

Nguyên liệu nền cũng rất phong phú, từ da bò, da dê cho đến da kì đà, đà điểu, cá mập, cá sấu, cá đuối…đa số đều có nguồn gốc từ Pháp, Italia, Tây Ban Nha và Ấn Độ.

Phương cho biết, da nguyên liệu nhập về vốn rất đắt nhưng vì mỗi sản phẩm lại phù hợp với một nền da riêng, màu sắc cũng khác nhau nên số tiền tồn đọng ở da nguyên liệu khá nhiều.

Sản phẩm được tạo nên từ yêu cầu của khách kết hợp với ý tưởng thiết kế của người làm

Sản phẩm được tạo nên từ yêu cầu của khách kết hợp với ý tưởng thiết kế của người làm

Với những sản phẩm đã có nguyên liệu phù hợp, sau 2-3 ngày đã có thể hoàn thiện một sản phẩm đơn giản. Tuy nhiên có những sản phẩm cần “săn” nguyên liệu hoặc có nhiều chi tiết tỉ mỉ thì thời gian thực hiện có thể lên đến cả tuần, thậm chí cả tháng.

“Đó là điều khó tránh được, nếu làm đồ Handmade mà đặt lợi nhuận lên hàng đầu thì khó có thể tồn tại. Làm trước hết vì đam mê, niềm vui khi khách hàng nhận được sản phẩm ưng ý và được sáng tạo những sản phẩm độc đáo như được nhân lên gấp nhiều lần đối với tụi em” – Trang nói.

Các sản phẩm da được đặt theo yêu cầu của khách hàng và khắc tên miễn phí

Các sản phẩm da được đặt theo yêu cầu của khách hàng và khắc tên miễn phí

Chị Phạm Thị Việt Nga – một khách hàng tại Đống Đa (Hà Nội) cho biết, một lần tình cờ thấy chị bạn đeo chiếc đồng hồ với chiếc quai có màu sắc và kiểu dáng rất ấn tượng, nên đã hỏi xin địa chỉ để làm lại dây đồng hồ.

“Trong 3 đồng hồ mình làm lại quai, có 1 chiếc là đồ kỷ niệm tuy bị gãy chốt nhưng vẫn chạy tốt. Mình đặt hàng các bạn làm quai, nhưng sau 1 tuần, hai tuần vẫn chưa xong, phải qua 1 tháng mới thấy xưởng gọi điện giao hàng.

“Tuy có mất kiên nhẫn một chút nhưng khi nhận túi đồ, mình thực sự bất ngờ bởi 3 chiếc đồng hồ được lột xác với 3 màu quai, 3 kiểu dáng tinh tế khác nhau. Hơn thế nữa, chiếc đồng hồ bị gãy chốt đã được thay chốt mới hoàn hảo. Song, điều đặc biệt khiến tôi thực sự xúc động, đó là đi kèm 3 chiếc đồng hồ là một lá thư viết tay được viết trên 1 bức thiệp tự vẽ, lời lẽ giống như của hai người bạn lâu ngày gặp lại chứ không phải gửi cho người xa lạ là một khách hàng như tôi” – chị Nga chia sẻ.

Đường chỉ khâu tay với những đường xiết đặc trưng của hàng thủ công

Đường chỉ khâu tay với những đường xiết đặc trưng của hàng thủ công

Nói về câu chuyện trên, Phương giải thích thêm: “Sở dĩ hơi lâu vì xưởng phải dành thời gian đi tìm thợ sửa đồng hồ để thay chốt phù hợp nhất. Nếu có bộ quai da đẹp mà đồng hồ không đẹp thì không có nghĩa lý gì. Và, không chỉ với chị Nga, mà với tất cả khách hàng khác, xưởng cũng đều trân quý. Nhờ tiếp xúc, lắng nghe khách trò chuyện, nên chúng em mới hiểu được khách và tự tin để viết những dòng cảm xúc như lời tri ân tới mỗi khách hàng”.

Chiếc ví handmade và lá thư viết tay cùng những lời nhắn nhủ yêu thương của người làm gửi tới khách hàng

Chiếc ví handmade và lá thư viết tay cùng những lời nhắn nhủ yêu thương của người làm gửi tới khách hàng

“Đến nay, đã có mặt trên thị trường đồ da thủ công nhiều năm, chúng tôi mong muốn sản phẩm đến với mỗi khách hàng không đơn thuần chỉ là sản phẩm mà nó còn mang cá tính của mỗi chủ nhân và mang theo tâm huyết của người thợ làm da nữa” - cô chủ xưởng da handmade chia sẻ.

Ngoài những sản phẩm thủ công tinh tế, phong cách bán hàng đó thực sự đã trở thành giá trị “độc quyền” tạo nên thương hiệu da thủ công của Phương và Trang.

Nguồn: [Link nguồn]

Từ con số không, kỹ sư điện sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm

Từ một kỹ sư điện, không có bất kỳ kinh nghiệm gì trong lĩnh vực kinh doanh thời trang, nhưng chỉ sau 6 năm anh Lê Văn Tính...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN