Bỏ việc bao người mơ ước, cặp vợ chồng trẻ về quê “mát xa” cho hoa dừa, kiếm tiền tỷ mỗi năm
Từ một giảng viên đại học, người đàn ông này quyết định về quê cùng vợ để khởi nghiệp với nghề “lạ”, doanh thu lên đến 5 tỷ đồng/năm.
Anh Phạm Đình Ngãi, sinh ra ở Đồng Tháp, đang làm giảng viên cho trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng ở Trà Vinh bỗng xin nghỉ việc, đi về quê vợ - ở Trà Vinh, để khởi nghiệp cùng vợ của mình.
Vốn là thạc sĩ ngành kỹ thuật điện, công việc làm cho nhà nước ổn định, bao người mơ ước, gia đình đặt nhiều kỳ vọng. Anh bất ngờ xin nghỉ, nghe tin, cả gia đình phản đối kịch liệt, ngăn cản kế hoạch của anh. Còn vợ của anh là thạc sĩ ngành công nghệ thực phẩm nên luôn khao khát được trở về quê hương khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, phát huy kiến thức đã học trong làm việc. Niềm đam mê của vợ anh cũng khiến anh dao động và quyết tâm trở về quê vợ, cùng vợ lập nghiệp, giúp bà con nơi đây.
Anh Ngãi cho biết người lấy mật hoa dừa phải biết cách "mát xa" cho hoa trước khi lấy mật.
Anh cho biết Trà Vinh là tỉnh có sản lượng dừa lớn thứ 2 ở nước ta nhưng giá bán lại “lận đận”, thấp hơn dừa ở Bến Tre. Đỉnh điểm vào năm 2018, giá dừa khô thấp kỷ lục, cả 1.200 quả dừa chỉ bán được 2 triệu đồng. Điều này đã khiến anh trăn trở mãi, thôi thúc anh phải tìm ra một phương pháp khai thác cây dừa mới để tăng giá trị kinh tế.
“Vợ chồng tôi cùng nhau quyết tâm tìm hiểu và được biết trên thế giới có nhiều nước đã lấy mật từ hoa dừa, loại mật này rất tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện kế sinh nhai cho nông hội địa phương”, anh chia sẻ.
Niềm vui vỡ òa, đầu năm 2018, 2 vợ chồng quyết định trở về quê để làm. Nhưng mọi việc không hề đơn giản, trong 9 tháng đầu tiên, vợ chồng anh Ngãi liên tục thất bại, lấy mật trên hoa dừa không thành công vì phương pháp thu mật sai, chọn sau thời điểm cắt hoa dừa…
Không bỏ cuộc, vợ chồng Ngãi tìm tòi, nghiên cứu, đi thực tế và đã tìm ra phương pháp tối ưu nhất để thu nước mật từ hoa dừa. Mỗi ngày, người lấy mật phải leo lên cây dừa 2 lần, trước khi lấy mật, người lấy phải “mát xa” cho hoa dừa, tức là dùng tay xoa lên hoa dừa rồi dùng chày gỗ gõ một lực vừa đủ để làm thông tuyến mật bên trong hoa dừa. “Nếu gõ nhẹ quá thì mật không tiết ra được, còn gõ mạnh quá sẽ làm dập và hư tuyến mật bên trong. Vì vậy, không phải ai cũng có thể lấy mật được, phải mất khoảng 2 tháng đào tạo mới thành thục nghề. Không chỉ thể, độ tuổi của hoa cũng cần lưu ý trong việc lấy mật, nếu quá non hoặc quá già đều không được”, anh Ngãi cho hay.
Sau 9 tháng thử nghiệm, vợ chồng anh cũng đưa sản phẩm mật hoa dừa đầu tiên ra thị trường.
Sau khi đã xong phần nguyên liệu, vợ chồng anh lại lụi hụi làm về chế biến sản phẩm. “Lúc này, chúng tôi mới thật sự phát huy đúng chuyên ngành khi vợ là Thạc sĩ Công nghệ thực phẩm, còn tôi là Thạc sĩ Điện Công nghiệp. Trong thời gian ngắn, chúng tôi phối hợp đã có thể làm chủ được công nghê và quy trình sản xuất mật hoa dừa”, anh nói..
Anh chia sẻ năm tới sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất lên gấp đôi so với năm nay.
Đến tháng 9/2019, những sản phẩm mật hoa dừa đầu tiên được giới thiệu và đến tay người tiêu dùng trong nước. Sản phẩm nhanh chóng được nhiều người đón nhận. Chỉ sau 1 năm, sản phẩm mật hoa dừa của vợ chồng anh đã có mặt trên 20 tỉnh, thành của nước ta và xuất hiện trên sàn thương mại điện tử của Mỹ. Đến năm nay, một số khách hàng Nhật cũng liên hệ đặt mua.
Năm 2020, công ty anh thu mua khoảng 8 tấn nguyên liệu mật hoa dừa, sản xuất khoảng hơn 1 tấn mật hoa dừa. Chỉ tính riêng năm ngoái, anh thu về khoảng 5 tỷ đồng.
Công ty anh bắt đầu có lãi từ năm ngoái nhưng số tiền đó anh để đầu tư vào mua máy móc, mở rộng nhà xưởng, thuê thêm nhân công.
Hiện tại, công ty vợ chồng anh thu mua mỗi tháng 15 tấn mật hoa dừa, sản xuất ra khoảng 3 tấn dừa thành phẩm. Dự kiến trong năm tới, vợ chồng anh Ngãi tiếp tục mở rộng sản xuất, tăng lên thu mua 30 tấn hoa dừa, cho ra khoảng 5-6 tấn mật hoa thành phẩm.
Nhận thấy con vật này đem lại giá trị kinh tế cao, anh Nguyễn Ngọc Vỹ (Cam Ranh, Khánh Hòa) đã bỏ nghề lái xe – nghề...
Nguồn: [Link nguồn]