Bỏ làm báo về quê khởi nghiệp, 8x đạt doanh thu 5 tỷ đồng mỗi năm
Từ bỏ công việc được mặc quần áo đẹp, gặp gỡ và trò chuyện với những người nổi tiếng, cô gái quyết định về quê khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Sau nhiều năm cố gắng, công ty của 8x đã có doanh thu lên đến 5 tỷ đồng/năm.
Năm 2016, Võ Thị Minh Nga (1987), trú tại Hiệp Đức, Quảng Nam xin nghỉ việc làm phóng viên tại một tờ báo lớn tại TP.HCM và quyết định về quê với mong muốn “thiết kế lại cuộc đời mình” sau 10 năm bôn ba chốn thị thành.
Với quyết định này, cô gái nhận hàng loạt sự phản đối, lời đàm tiếu của gia đình và thiên hạ. Người xung quanh bắt đầu đồn thổi, thêu dệt lên nhiều câu chuyện rằng Nga về quê lấy chồng, ưng đại gia giàu có... Vì trước đây, cô thường mặc váy đầm rực rỡ, má phấn môi soi đi tới các sự kiện họp báo, ra mắt phim, phỏng vấn các nghệ sĩ... Nói chung là sống một cuộc đời sang chảnh.
Võ Thị Minh Nga (1987) quyết định bỏ làm phóng viên về quê khởi nghiệp.
Một số người khác lại cho rằng Nga bị khùng, điên. Họ liên tục đưa ra những câu hỏi để làm nhụt đi ý chí của cô gái như. Còn có người nói Nga về quê là mang tội bất hiếu với gia đình, dòng họ...
Về phía gia đình, bố mẹ Nga nhất quyết phản đối. Vì ngay từ nhỏ bố mẹ cô đã mong muốn cô học đại học rồi ở đó lập nghiệp để đổi đời. Nghe theo gia đình, cô lựa chọn ở lại TP.HCM làm việc và kiếm tiền nuôi em gái, trả nợ cho bố mẹ. Mọi người đều thấy tự hào về cô.
Tuy nhiên, Nga luôn cảm thấy cô đơn và lạc lõng nơi thành thị, loay hoay không tìm ra sứ mệnh của cuộc đời. Vì vậy, cô vẫn quyết định về quê để “thiết kế lại cuộc đời mình” trên chính quê hương mình. Hành trang là 2 cuốn sách.
Cô gái trẻ về quê thu mua nông sản của người dân để chế biến thành các sản phẩm có giá trị.
Bỏ qua mọi lời nói của thiên hạ, cô gái quyết tâm theo đuổi đam mê của mình.
Bỏ qua mọi tiếng cười nhạo của thiên hạ, Nga chọn cho mình một lẽ sống khác. Cô muốn đổi đời cho bản thân và những người dân quê của cô. Dù nơi đó là là một huyện miền núi khá xa và ít ai biết khi nhắc tới: Hiệp Đức (Quảng Nam) - xứ sở của nắng, của gió, của mưa, của lũ lụt. Nơi đây có nhiều người dân nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở xung quanh. Và vì thế, không ai làm giàu trên xứ “khỉ ho cò gáy” này.
Nga vẫn quyết định về làng nhưng về để lao ra biển lớn. “Ngày xưa mọi người nghĩ tới công ty, nhà máy là ước mơ viển vông của mình thì nay họ vui mừng khi trở thành nơi thu mua nông sản, thậm chí trở thành nhân viên của mình. Ngày xưa mình nghĩ tới công ty, nhà máy là một ngọn núi nào đó cao vời vợi. Bây giờ mình nghĩ đó là một lựa chọn và nỗ lực mà thôi”, cô chia sẻ.
Trước đây, cô là phóng viên thường mặc váy, tô son đi phỏng vấn những người nổi tiếng.
Bây giờ, cô lại về làm các sản phẩm từ nông nghiệp.
Ngoài ra, cô còn đi từ thiện, học cách cho đi, tha thứ và bao dung.
Năm 2016, cô lang thang khắp buôn làng, ngó nghiêng xem có thứ gì hay ho như mật ong rừng, trà xanh, chè vằng, bột nghệ...rồi rao bán trên mạng xã hội. Tích góp được ít vốn, năm 2018 cô mở xưởng sản xuất Tinh bột nghệ. Cuối năm 2019 cô sản xuất các sản phẩm từ gạo lứt. Năm 2020, cô mở rộng nhà xưởng, đưa máy móc thiết bị vào sản xuất, chuyển giao công nghệ để nâng cao các sản phẩm từ gạo lứt. Hiện nay công ty đã có gần 10 mặt hàng từ nông sản địa phương như Ngũ cốc, tinh bột nghệ, dầu gội bồ kết, trà gừng, trà gạo lứt, lá xông thảo dược...
Sau 5 năm cố gắng, cô đã gặt hái được thành công trên con đường khởi nghiệp. Hiện tại, công ty của cô cho doanh thu 5 tỷ đồng mỗi năm và giúp được 9 người dân địa phương có việc làm. Sau khi trừ chi phí, cô thu về lợi nhuận 700 triệu - 1 tỷ mỗi năm.
Nguồn: [Link nguồn]
Không ai có thể nghĩ rằng thứ bỏ đi và là rác của nhiều người lại trở thành “mỏ vàng” của người đàn ông này.