9x Phú Thọ đi vay 300 triệu để nuôi lợn, trồng tre, kết quả thu về ai cũng bất ngờ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Từ chối cơ hội đi làm việc tại nước ngoài với mức lương hấp dẫn, sau khi tốt nghiệp đại học, anh Tuyển về quê để khởi nghiệp từ con số 0.

Từng theo học chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán tại trường Học viện Tài Chính và được mời đi làm việc tại nước ngoài trong 3 năm với mức lương hấp dẫn nhưng anh Bùi Đức Tuyển (SN 1992), trú tại xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) lại chọn về quê “làm ruộng” trước sự ngỡ ngàng của bao bạn bè.

Anh Tuyển chọn về quê khởi nghiệp sau khi học xong Đại học.

Anh Tuyển chọn về quê khởi nghiệp sau khi học xong Đại học.

Theo anh Tuyển, sinh ra ở miền quê nghèo nên khi lớn lên, anh đã luôn ấp ủ ước mơ làm sao để giúp gia đình và người dân quê mình thoát nghèo.

Vì vậy, ngay khi còn đi học, anh đã tìm hiểu các mô hình làm kinh tế nông thôn, bắt xe đi khắp các tỉnh để thăm quan các mô hình khởi nghiệp nông nghiệp để học hỏi kinh nghiệm.

Năm 2013,sau khi tốt nghiệp đại học, anh bắt xe về quê, tiến hành nghiên cứu về thổ nhưỡng và khí hậu ở quê mình. Nhận thấy cây tre có sức sống mãnh liệt, dễ chăm sóc nên anh quyết định thuê đất để trồng tre.

Không có tiền, anh Tuyển mạnh dạn nhờ bố mẹ thế chấp sổ đỏ đứng ra vay 300 triệu đồng và đi thuê mảnh đất trũng rộng 5ha gần nhà, tiến hành khai hoang, kéo điện, làm đường nước để chăn nuôi và trồng cây, đặc biệt là cây tre.

“Loại tre tôi chọn để trồng là tre Mạnh Tông, giống tre có sản lượng măng cao, được trồng phổ biến ở miền Nam”, anh Tuyển nói.

Toàn bộ 5ha đất được anh Tuyến phủ kín bằng tre Mạnh Tông lấy măng.

Toàn bộ 5ha đất được anh Tuyến phủ kín bằng tre Mạnh Tông lấy măng.

Mỗi năm, trang trại anh thu hoạch được trên 10 tấn măng, thu về khoảng 600-700 triệu đồng/năm.

Mỗi năm, trang trại anh thu hoạch được trên 10 tấn măng, thu về khoảng 600-700 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, để thu gom và mua cây giống trồng phủ kín 5ha đất không phải chuyện dễ bởi giống tre này chưa được trồng phổ biến ở miền Bắc. Anh lại tiến hành nhân giống, chủ động nguồn giống cho trang trại của mình.

Vừa trồng tre, anh Tuyển vừa tiến hành xây dựng khu chăn nuôi và nhập 70 con lợn giống về nuôi. Do thiếu kinh nghiệm thực tế nên 50 con trong số đó bỏ ăn, đi ngoài.

Để cứu đàn lợn, anh đã tự học hỏi kinh nghiệm và tìm cách chữa. “Con nào chưa ăn được thì phải bón thức ăn đồng thời cho uống nước lá sim, lá ổi đun sôi. May quá chúng khỏi bệnh”, anh Tuyển kể lại.

Lứa lợn đầu tiên xuất chuồng, thu lãi được 50 triệu, anh Tuyển lại dồn cả gốc cả lãi mua thêm 100 con lợn về nuôi. Thế nhưng, một lần nữa, đàn lợn lại bị bệnh và lăn ra chết vì nguồn giống không đảm bảo và cách chăm sóc không phù hợp.

Từ nuôi lợn thịt, anh tuyển đã kết hợp nuôi thêm lợn nái để chủ động nguồn giống.

Từ nuôi lợn thịt, anh tuyển đã kết hợp nuôi thêm lợn nái để chủ động nguồn giống.

Rút kinh nghiệm, anh quyết định chi 140 triệu để mua 14 con lợn nái về nuôi để chủ động con giống. Sau 6 tháng, đàn lợn bắt đầu sinh sản, anh lại thức đêm, tự tay “đỡ đẻ” cho lợn.

Vừa chủ động lợn giống, nuôi lợn thịt và đúc rút kinh nghiệm, những lứa lợn tiếp theo đều cho lãi lớn. Chỉ sau 2 năm, anh trả hết nợ và mở rộng thêm trang trại, tăng số lượng lợn nái lên 60 con và 300 con lợn thịt, trồng thêm 2.000 gốc mít Thái và 1.200 gốc măng Mạnh Tông.

Anh còn thuê thêm 4ha đất để trồng 2.000 cây mít Thái.

Anh còn thuê thêm 4ha đất để trồng 2.000 cây mít Thái.

Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, tránh bị thương lái ép giá, tháng 1/2016, anh Tuyển lại kết hợp với các hộ gia đình trong xã để đứng ra thành lập Hợp tác xã với 20 thành viên, hoạt động theo mô hình khép kín từ con giống đến nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ.

 Những ngày đầu, anh phải rong ruổi khắp nơi để tìm kiếm khách hàng, tìm đến các doanh nghiệp, trường học, các bếp ăn tập thể để giới thiệu mô hình và sản phẩm của hợp tác xã nhằm tiêu thụ sản phẩm.

Với tiêu chí sản xuất sạch và mang thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng, dần dần, sản phẩm của anh và các thành viên hợp tác xã dần dần khẳng định được thương hiệu và mang lại giá trị kinh tế cao.

Mô hình trang trại của anh đã thu hút nhiều cá nhân, tổ chức đến thăm quan và học hỏi kinh nghiệm.

Mô hình trang trại của anh đã thu hút nhiều cá nhân, tổ chức đến thăm quan và học hỏi kinh nghiệm.

Ngoài trồng tre, nuôi lợn, anh Tuyển còn nuôi thêm gà, đào ao thả cá, mua sắm trang thiết bị để làm mít sấy, chuối sấy và các loại nông sản sấy khô nhằm đa dạng thêm sản phẩm, phục vụ cho khách hàng và các bếp ăn tập thể trên địa bàn.

Đến nay, mỗi năm anh Tuyển thu hoạch được khoảng 10 tấn măng, trừ chi phí, anh thu về khoảng 600-700 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi năm doanh thu từ nuôi lợn của anh Tuyển cũng đạt khoảng 3 tỷ đồng.

Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, anh Tuyển cho biết, anh sẽ tiếp tục phối hợp cùng các thành viên hợp tác xã để nuôi trồng thêm các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu, đưa nông sản của mình ra thị trường quốc tế.

Nguồn: [Link nguồn]

9x Hà Giang thu về cả trăm triệu đồng nhờ nuôi ong du mục theo mùa

“Có những đêm không khí lạnh tràn về, gió mạnh tốc cả lán trại, tôi phải ôm chăn màn chạy vào nhà dân ngủ nhờ. Cũng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN