9X khởi nghiệp với 7 triệu đồng và “3 không”, khách vẫn đến xếp hàng “quây” kín quán
Mặc dù chỉ đứng ké một góc nhỏ cửa hàng cho thuê xe đạp, không biển hiệu quảng cáo cũng không có tên quán, thế nhưng, quầy hàng của anh Hảo vẫn thu hút hàng trăm khách tìm đến mỗi ngày.
Từng làm nhiều công việc khác nhau nhưng anh Hoàng Thế Hảo (SN1991, quê Hà Giang) lại quyết định dùng số vốn 7 triệu đồng để mua một chiếc xe đẩy, vài bình lắc, cốc, ống hút, thùng đá… mở quán nước.
Anh Hảo cho biết, mình tình cờ biết đến thức uống này thông qua mạng xã hội. Tuy nhiên, khi đó, trà chanh giã tay mới xuất hiện ở một số tỉnh thành miền Nam, ở Hà Nội chưa có nhiều người làm nên anh quyết định khởi nghiệp với thức uống này ở Hà Nội.
Trà chanh giã tay từng "làm mưa làm gió" tại các thành phố lớn.
Khi mới mở quán, khó khăn nhất là mặt bằng, anh phải thay đổi nhiều lần, tìm nhiều nơi mới may mắn được đứng ké một góc nhỏ của một cửa hàng chuyên cho thuê xe đạp ở đường Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội) để bán.
Khởi nghiệp với thức uống “hot trend” (xu hướng) được “truyền tai” nhau thông qua mạng xã hội, lập tức, quán trà chanh giã tay của anh Hảo được nhiều người tò mò tìm đến.
Chanh để làm trà chanh giã tay là chanh Quảng Đông (Trung Quốc) có mùi thơm của sả, bưởi, chanh.
Khách vừa đến để mua hàng vừa quay lại video về cách chế biến khác lạ của món đồ uống này và đăng lên các nền tảng mạng xã hội khác nhau, tạo hiệu ứng và ngày càng nhiều người tìm đến, xếp thành hàng dài từ khi anh mở bán đến tối muộn.
Theo anh Hảo, trà chanh giã tay vốn là đồ uống phổ biến ở Trung Quốc, sử dụng nguyên liệu là chanh Quảng Đông hay còn gọi là chanh nước hoa, loại chanh có lớp vỏ sần sùi, rất nhiều tinh dầu và rất thơm.
Anh Hảo cẩn thận dùng cân tiểu ly để cân số lượng chanh cho vào từng cốc và giã.
Chanh được cạo bớt vỏ, thái mỏng rồi cho vào cốc, thêm vài viên đá, giã liên tục thật mạnh tay rồi thêm siro đường tự nấu và trà nhài, thêm đá, lắc đều và cho vào cốc, tạo thành món trà chanh giã tay.
Nhìn thì đơn giản nhưng để có được cốc trà chanh thơm ngon, đúng vị và không bị đắng phải đòi hỏi người pha chế kỹ thuật chuẩn từng chút một. Vì vậy, anh Hảo phải nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm nhiều lần để nấu siro, trà, cho công thức chuẩn nhất.
Chanh được cho vào cốc cùng một chút đá và giã thật mạnh.
Đồng thời, khi pha chế với số lượng lớn, anh phải dùng cân tiểu ly để cân những miếng chanh mỏng, dùng cốc nhỏ để đong siro chuẩn từng ml, tránh sai sót.
Để làm trà chanh cho khách, anh Hảo phải thuê thêm người nhưng hầu như ai đến thử việc cũng đều nghỉ ngay sau đó vì quá vất vả trong khâu giã chanh. Tiền thuê lên đến 80 nghìn đồng/giờ mà vẫn không tìm được người làm.
Sau khi giã, anh Hảo sẽ cho thêm siro đường và trà nhài để pha trà chanh.
Pha chế ngon lại giữ thái độ niềm nở với khách hàng, mặc dù không biển hiệu ghi địa chỉ và số điện thoại người bán, không có tên quán và nhưng điểm bán trà chanh giã tay của anh Hảo luôn đông nghịt khách.
Thêm đá và lắc đều sẽ thành phẩm là cốc trà chanh giã tay thơm ngon.
Mở bán chỉ vài tiếng, từ 16h-23h hàng ngày, trung bình, mỗi ngày anh Hảo bán được khoảng trên 200 cốc trà chanh giã tay với giá 25 nghìn đồng/cốc, trà chanh giã tay thêm xí muội là 30 nghìn đồng/cốc. Vào những ngày cuối tuần, số lượng có thể lên tới 400-500 cốc.
Buổi chiều ngày cuối tuần, khách đến quán xếp hàng dài chờ được thưởng thức trà chanh giã tay của anh Hảo.
Sau một thời gian, khi Hà Nội bắt đầu trở lạnh, món trà chanh giã tay cũng bắt đầu hết “hot”, hàng loạt các xe đẩy bán trà chanh hầu như rất vắng khách mua nhưng quán của anh Hảo vẫn thu hút hàng trăm khách tìm đến mỗi buổi chiều và tối.
Nguồn: [Link nguồn]
Cho rằng, bỏ ra 45 nghìn đồng để ăn một bát phở vào buổi sáng là quá “sang” và tốn kém với mức thu nhập 10 triệu đồng của mình, để tiết kiệm chi phí, chị Quỳnh có...