8x Quảng Nam có doanh thu cả chục tỷ đồng/năm khi khởi nghiệp

Sau gần 8 năm rẽ ngang khởi nghiệp, đến nay anh Đào Duy Linh không những có cho mình nguồn thu nhập ổn định mà còn giúp nhiều người dân trong vùng thoát nghèo thông qua dự án phát triển chuỗi giá trị nấm Linh chi gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho người dân.

Những năm tháng tuổi trẻ, anh Đào Duy Linh có mong muốn trở thành một nhiếp ảnh gia. Tuy nhiên, sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về các loại nấm, anh Linh đã lựa chọn một con đường đi rất khác với mong muốn của mình bằng việc thành lập công ty riêng để kinh doanh dược liệu với các sản phẩm chủ lực liên quan đến nấm lim xanh và nấm linh chi xứ Quảng vào năm 2013.

Những chuyến đi rừng tìm nấm đã hun đúc lên mục tiêu khởi nghiệp của ông bố sinh năm 1987

Những chuyến đi rừng tìm nấm đã hun đúc lên mục tiêu khởi nghiệp của ông bố sinh năm 1987

Trước khi đưa ra quyết định này, anh đã có thời gian trải nghiệm, nghiên cứu với các loại dược liệu, đặc biệt là nấm linh chi từ trước đó hai năm. Những trải nghiệm khi đi núi rừng vừa khám phá chụp ảnh vừa nghiên cứu về nấm đã cho Linh những hiểu biết nhất định về loại dược liệu quý hiếm này. Cùng với đó, anh Linh cho biết: “Tôi quyết định thành lập công ty nhằm mục đích liên kết với những nông dân chuyên đi thu hái nấm tự nhiên có trong rừng để thu mua với giá cao nhằm đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường tốt hơn…”.

Để xây dựng và phát triển một thương hiệu nấm Quảng Nam như ngày hôm nay, anh đã trải qua nhiều thăng trầm. Nhưng gian khó nhất vẫn là lúc mới bắt đầu đi tìm nguồn nấm, Linh tự mình lặn lội thăm dò từng nơi, kể cả vào tận rừng sâu cùng với các thợ sơn tràng để săn nấm lim xanh, linh chi.

Anh Linh đã thuê cả chuyên gia nước ngoài để nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm linh chi và lim xanh

Anh Linh đã thuê cả chuyên gia nước ngoài để nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm linh chi và lim xanh

Anh cho biết bất kỳ ai chỉ nơi nào tồn tại cây lim là anh đi đến, có những bản làng xa xôi hẻo lánh giáp ranh tỉnh Thừa Thiên - Huế, thậm chí những vùng biên giới Lào. Ở đó, anh đến làm quen đặt vấn đề lâu dài với người dân. Thậm chí sẵn sàng trả tiền trước để tạo lòng tin làm ăn lâu dài với nông dân.

Cũng nhờ am hiểu về nấm khá rõ nên anh sẵn sàng thu mua lại nấm từ những người đi rừng với giá đắt hơn vài ba trăm nghìn so với các cơ sở thu mua khác, miễn là nấm chất lượng tốt.

Anh Linh chia sẻ đến nay thành phần dược liệu trong nấm linh chi được các nhà khoa học thừa nhận. Thế nên, không chỉ những người đã được bác sĩ gọi tên bệnh nguy kịch mới tìm đến nấm mà nhiều người mua dùng để hạn chế các mầm mống bệnh tật: “Thời đại thông tin phát triển, nhiều người khảo sát, tìm hiểu và đã quyết định chọn sản phẩm do công ty tôi cung cấp. Đó là niềm tin để tôi nỗ lực không ngừng trong hành trình phát triển công ty và phục vụ xã hội” – anh Đào Duy Linh cho hay.

Cùng với việc mở rộng thị trường trong nước, anh Linh còn hướng tới mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm của mình

Cùng với việc mở rộng thị trường trong nước, anh Linh còn hướng tới mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm của mình

Những năm qua, “Linh nấm” không những tạo nên thương hiệu trên thị trường nhiều loại nấm tự nhiên như nấm lim xanh, nấm linh chi mà còn tiêu thụ nhiều loại dược liệu quý hiếm là sâm Ngọc Linh, mật ong rừng,... thông qua các cửa hàng giới thiệu trưng bày sản phẩm, các đại lý phân phối nấm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam với doanh thu lên tới vài tỷ đồng mỗi năm, bên cạnh đó còn tạo sinh kế ổn định cho hàng trăm người dân tại địa phương.

Nhận thấy sự cấp thiết phải bảo tồn loài nấm quý, công ty của anh Linh đã phối hợp với Dự án Trường Sơn Xanh triển khai hoạt động “Phát triển chuỗi giá trị nấm Linh chi Quảng Nam, gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho người dân ở vùng nông thôn miền núi, ưu tiền đồng bào dân tộc thiểu số” tại các huyện: Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Tiên Phước, Đại Lộc, Phú Ninh, Núi Thành và TP Tam Kỳ với nguồn vốn hơn 5 tỷ đồng.

Sau quá trình khảo sát, công ty anh Linh đã đầu tư 210 triệu đồng xây dựng Trung tâm Chuyển giao Công nghệ nấm Linh chi. Dự án Trường Sơn Xanh đã hỗ trợ các thiết bị hiện đại cho Trung tâm như: tủ cấy sinh học, tủ ấm vi sinh, tủ lạnh âm sâu 40 độ, nồi hấp tiệt trùng, máy đo độ pH, kính hiển vi…

Trung tâm đi vào hoạt động từ giữa năm 2019 với một phòng thí nghiệm, một phòng nghiên cứu và một phòng lưu trữ giống nấm cùng với đó là một lò hấp phôi với công suất 1.300 phôi/lần hấp. Công ty cũng đưa vào vận hành trại nấm thứ 3 và một phòng cấy khép kín với cơ sở vật chất công nghệ cao để phục vụ mở rộng sản xuất.

Anh Linh cho biết đã nghiên cứu thành công trong việc trồng nấm lim xanh và linh chi trên khúc gỗ

Anh Linh cho biết đã nghiên cứu thành công trong việc trồng nấm lim xanh và linh chi trên khúc gỗ

Ngoài ra, Dự án Trường Sơn Xanh và Công ty đã mời một giáo sư từ trường Đại học Kyushu Nhật Bản cùng 2 tư vấn của Việt Nam để tiến hành phân lập, thuần chủng, nhân giống và chuyển giao công nghệ trồng nấm trên bịch phôi mùn cưa và gỗ khúc cho người dân. Anh cũng cho biết: “Để đảm bảo tính bền vững cho những người dân tham gia mô hình, chúng tôi đang hỗ trợ họ thành lập 15 tổ hợp tác nuôi trồng nấm. Trên cơ sở đó, công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng thu mua nấm mà các hộ dân trồng được, để ngoài bán nấm thô thì còn sản xuất và phân phối các sản phẩm từ nấm như trà, viên nang thực phẩm chức năng trong thời gian tới”.

Vị giám đốc sinh năm 1987 chia sẻ, trong năm 2020 vừa qua doanh nghiệp đã trồng được 1,5 tấn nấm lim xanh và linh chi để làm nguyên liệu chiết xuất Cafe Nấm và Trà nấm. Thu mua nấm trồng của người dân khoảng 300kg với giá từ 700.000đ đến 1,2 triệu đồng/kg. Bên cạnh đó, nấm lim xanh và linh chi rừng mỗi năm thu gom của người dân khoảng 200kg với giá thu mua từ 900.000đ đến 2,5 triệu đồng/kg.

Sau những thành công đã đạt được, anh Linh cho biết thêm thời gian tới công ty sẽ tiếp tục cung cấp các bịch phôi nấm cho người dân tham gia, thiết lập nhà trồng nấm lớn để hai tổ hợp tác sản xuất nấm Linh chi và nấm Lim xanh có thể áp dụng công nghệ cao phục vụ mở rộng sản xuất, tăng năng suất của cây nấm. Đồng thời, đây còn là hướng đi tạo sinh kế cho bà con địa phương, góp phần giảm áp lực lên tài nguyên rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Công ty cũng hướng đến việc xây dựng thương hiệu đưa các sản phẩm nấm lim xanh và nấm linh chi ra thị trường quốc tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Bỏ nghề báo về quê nuôi loại gà đặc biệt, có con bán được 27 triệu đồng

Đã từng làm phóng viên của một tờ báo, suốt 4 năm rong ruổi viết phóng sự, thế nhưng, Nguyễn Huy Ba lại bỏ phố về...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN