Đừng mong trẻ hết còi cọc, ốm yếu nếu cha mẹ cho con ăn theo cách này

Sự kiện: Sống khỏe

Bữa ăn kéo dài quá lâu, ăn nhiều đồ ngọt, tẩm bổ quá mức…là những chăm sóc sai lầm tai hại của cha mẹ.

Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng trẻ em (Viện dinh dưỡng Quốc gia), liệt kê những chăm sóc sai lầm từ bố mẹ làm cho trẻ thường bị xuống cân.

Đừng mong trẻ hết còi cọc, ốm yếu nếu cha mẹ cho con ăn theo cách này - 1

BS Nga khám tư vấn dinh dưỡng về chế độ ăn cho trẻ. 

1. Khẩu phần không đủ vi chất dinh dưỡng

Hiện nay, cha mẹ dù cố gắng ép con ăn nhưng thực đơn vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu các thức ăn động vật là nguồn cung cấp các vi chất dinh dưỡng có giá trị dinh dưỡng cao.

Trẻ bị thiếu các vitamin A, sắt, kẽm, I ốt trầm trọng, trong khi những chất này tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ.

Đáng lưu ý, kẽm là một vi chất dinh dưỡng rất cần cho quá trình tăng trưởng, tăng cường khả năng miễn dịch, hạn chế mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp…), tham gia vào hoạt động của các enzym, phân chia tế bào... Đặc biệt, thiếu kẽm còn làm cản trở sự phát triển trí lực và thể lực ở trẻ em.

2. Ăn thức ăn thay thế không phù hợp

Phụ huynh thường dùng bột sắn dây, ninh đậu xanh, đậu đen để thay thế cháo cho bữa ăn của trẻ với mục đích thanh nhiệt, dễ ăn và tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này không phù hợp với sức khỏe của trẻ nhỏ. Bột sắn hoặc các loại hạt đậu thường không có nhiều năng lượng như cơm, cháo.

Chế độ ăn thiết hụt nặng lượng sẽ khiến cơ thể trẻ phải huy động các chất trong cơ thể để sinh năng lượng cho trẻ hoạt động, vì vậy, trẻ dễ bị xuống cân nếu không ăn đủ chất bột đường.

Trong các loại bột sắn, khai lang, ngô, sắn, khả năng hấp thu vi chất rất kém. Vì vậy chế độ ăn dễ tiêu hóa này phù hợp với người lớn hơn so với trẻ nhỏ.

3. Bữa ăn kéo dài quá lâu

Khi cho trẻ ăn, một bữa không nên kéo dài quá 45 phút. Bởi khi ăn quá lâu, thức ăn bị vữa có thể gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

4. Ăn quá nhiều đồ ngọt

Với các loại như kẹo ngọt, kem, nước ngọt, hoa quả ngọt (mít, vải, nhãn…) bố mẹ đều không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Mùa hè là mùa sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn, chế độ ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn.

Trẻ dễ bị mụn nhọt trên da. Thói quen nhiều đồ ngọt, hoa quả ngọt còn có thể gây ra thừa cân béo phì, rối loại chuyển hóa (bệnh tiểu đường).

5. Cho trẻ uống các loại lá

Các loại lá thanh nhiệt như nhân trần, nụ hoa tam thất, nước đậu đen… chỉ tốt cho người lớn. Đối với trẻ nhỏ, loại nước này không nên dùng thay thế nước uống và sữa. Vì tất cả các loại nước lá thanh nhiệt trên đều không có năng lượng, không phù hợp cho lứa tuổi của trẻ nhỏ. Trẻ dưới 2 tuổi cần phải ăn uống các chất nhiều năng lượng.

6. Sử dụng nhiều nước ngọt có ga

Nước ngọt có ga chỉ nên sử dụng 1 tháng/lần vì chúng có nhiều chất gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Lượng đường trong một lon nước ngọt có ga thường rất lớn, nó chỉ là năng lượng rỗng.

Ngoài ra, lượng axit phosphoric và lượng phosphate có trong nước ngọt có ga dễ gây ra loãng xương. Lượng cafein có trong đó cũng có thể làm giảm khả năng tập trung của trẻ nhỏ.

Do đó, cha mẹ nên trẻ tránh xa loại nước này để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng gan và thận.

Quan niệm “xưa và nay” trong dinh dưỡng cho bé

Dinh dưỡng cho bé luôn là đề tài bất cứ người mẹ nào cũng quan tâm. Xoay quanh vấn đề này có rất nhiều quan niệm xưa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN