Video: Cuộc đời oan nghiệt của Chí Phèo

Cuộc đời Chí Phèo sinh ra đã là oan nghiệt, sống trong vũng lầy và chết đầy tức tưởi.

Chí Phèo là nhân vật chính trong cuốn truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Cùng với Lão HạcSống mòn đạo diễn – NSND Phạm Văn Khoa đã chuyển thể thành công thành bộ phim nổi tiếng Làng Vũ Đại ngày ấy. Sản xuất từ năm 1982 nhưng cho đến nay đây vẫn là một trong những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam.

Video: Cuộc đời oan nghiệt của Chí Phèo - 1

Hình tượng Chí Phèo đã trở thành kinh điển của màn ảnh Việt

Là một trong những nhân vật trung tâm của bộ phim, cuộc đời Chí Phèo sinh ra trong oan nghiệt khi bị bỏ rơi bên chiếc lò gạch cũ. Được nhặt về nuôi, Chí lớn lên trong cảnh bần hàn túng quẫn của xã hội Việt Nam những năm chìm trong nước mắt. Những tưởng, khi đi làm tá điền cho nhà Bá Kiến, có cơm ăn áo mặc cuộc đời Chí sẽ có thay đổi. Nhưng chính sự thật thà, chất phác khi bị bà ba sàm sỡ, cuộc đời Chí chính thức sang trang với cái án tù. Đó là dấu chấm hết cho cuộc đời của một người lương thiện.

Ra tù nhưng Chí lại không thể hoàn lương. Hắn trách đời, trách người và đổ lỗi cho Bá Kiến đã lấy đi cuộc đời tươi đẹp của hắn. Lúc này, hình ảnh Chí Phèo gắn liền với rượu – những cơn say. Và trong những lúc không còn biết mình là ai hắn lại rạch mặt ăn vạ để mong nhận được vài đồng tiền mua rượu và lặp lại kịch bản cũ.

Video: Cuộc đời oan nghiệt của Chí Phèo - 2

Chí Phèo khi còn làm tá điền cho nhà bá kiến là chàng nông dân thật thà, hiền lành

Tia sáng hiếm hoi trong cuộc đời Chí Phèo đó là khi hắn gặp Thị Nở tại vườn chuối bên sông. Không ai ngờ người phụ nữ xấu như ma chê quỷ hờn ấy đã cảm hóa được hắn bằng bát cháo hành đầy tình nghĩa. Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang khi bà cô nhất quyết cấm cô Nở đến gần Chí.

Đỉnh điểm của câu chuyện đó là khi Chí vác dao đến nhà Bá Kiến để kết thúc cuộc đời của gã ác bá sau đó cũng tự kết liễu đời mình. Một kết cục bi thảm khi Thị Nở vác chiếc bụng bầu đến. Hình tượng chiếc lò gạch cũ hiện lên ở cuối câu chuyện vừa là sự kết thúc vừa là mở đầu cho một tấn bi kịch mới. Rồi đây cuộc đời đứa con của hắn với Thị Nở sẽ lặp lại. Và Bá Kiến chết, Bá Cường mới lại thay thế thậm chí còn độc ác hơn ngàn lần.

Video: Cuộc đời oan nghiệt của Chí Phèo - 3

Thị Nở vì bị cô cấm cản đã đến gặp Chí Phèo và lúc này đỉnh điểm của câu chuyện được tăng lên

Có thể nói, giá trị phản ánh và tố cáo hiện thực xã hội của Chí Phèo quá lớn.

Một con người sinh ra không biết mặt cha mẹ, lớn lên hiền lành, chất phác nhưng cuối cùng lại bị xã hội tha hóa trở thành con người chuyên đi rạch mặt ăn vạ. Những vết sẹo chằng chịt trên mặt Chí chính là những bằng chứng hùng hồn tố cáo xã hội đã lấy đi phần lương thiện trong con người hắn. Thậm chí, ngay cả khi hắn có những tia hy vọng mong manh nhất thì xã hội ấy cũng cướp đi một cách không thương tiếc.

Góp phần làm nên thành công cho bộ phim là phần diễn xuất quá thành công của nhân vật Bùi Cường vai Chí Phèo và Đức Lưu vai Thị Nở.

Có thể nói, đạo diễn Phạm Văn Khoa đã thành công từ mặt tạo hình nhân vật. Thị Nở được miêu tả xấu đến ma chê quỷ hờn nhưng lại có một tâm hồn khát khao được yêu một cách mãnh liệt. Trong khi đó, Chí Phèo – một gã lưu manh mang trong mình những gì xấu xa nhất, bệnh hoạn nhất của xã hội Việt Nam thời kì đó. Vai diễn này cũng mang lại cho Bùi Cường Huy chương vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 – 1983.

Video: Cuộc đời oan nghiệt của Chí Phèo - 4

Video: Cuộc đời oan nghiệt của Chí Phèo - 5

Hình tượng Chí Phèo - Thị Nở đã thành kinh điển của màn ảnh Việt

Ngoài thành công về tạo hình thì diễn xuất của cả hai quá chân thật. Những cảnh Chí rạch mặt ăn vạ hay tình tự bên bờ sông với Thị Nở đều diễn mà như không diễn.

Cho đến giờ hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở gần như đã trở thành kinh điển. Những câu nói: “Ôi làng nước ơi bố con thằng Bá Kiến nó giết tôi rồi” hay “Ai cho tôi lương thiện” có sức sống mãnh liệt cho đến tận ngày nay. Hình tượng nhân vật Chí Phèo hay Thị Nở cũng gần như thành các điển tích văn học. Cho đến ngày nay mỗi khi nói đến người phụ nữ xấu người ta vẫn quen ví von với Thị Nở. Trong khi đó, để nói về những kẻ lưu manh, bất cần đời Chí Phèo luôn được nhắc đến.

Video: Cuộc đời nước mắt và bi kịch của Chí Phèo

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm An ([Tên nguồn])
Video phim Việt đặc sắc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN