Phim Hàn cổ xúy việc phá thai?

Vừa bị phạt nặng, nhà sản xuất vừa phải đưa ra lời xin lỗi vì gián tiếp cổ xúy việc phá thai.

Bộ phim truyền hình Sự lựa chọn của thiên thần phát sóng vào buổi sáng của đài MBC vừa bị Ủy ban thẩm định nội dung phát sóng của Hàn Quốc đưa ra phán quyết phạt nặng. Đó là yêu cầu bộ phim phải chính thức đưa ra lời xin lỗi tới khán giả.

Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 1

Sự lựa chọn của thiên thần

Lý do được Ủy ban thẩm định đưa ra là bộ phim đã đưa những nội dung mang tính hiệu quả quảng cáo một cách trắng trợn và phi đạo đức quá đáng. Đối với một bộ phim truyền hình phát sóng rộng khắp trên các kênh phổ biến, điều này cần bị xử phạt nặng.

Cụ thể hơn, trong một cảnh quay bộ phim Sự lựa chọn của thiên thần, nhân vật Sang-ho và Yoo-ran mỗi người đều đã tái hôn. Sau khi biết sự thật Yoo-ran đang mang bầu đứa con của mình, Sang-ho đã đưa thuốc phá thai cho cô. Tiếp đó, Yoo-ran đã dùng thuốc khiến thai bị hỏng. Nội dung này bị chỉ trích gây ảnh hưởng tiêu cực tới suy nghĩ, lối sống của các khán giả ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 2

Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 3

Bộ phim Sự lựa chọn của thiên thần bị chỉ trích vì mang nội dung cổ xúy phá thai

Sự lựa chọn của thiên thần còn bị phạt nặng vì lý do vi phạm quy định quảng cáo gián tiếp trong phim. Theo cuộc họp toàn thể vào ngày 5/7 vừa qua của Ủy ban thẩm định, cho dù đây là bộ phim giả tưởng nhưng với việc tiếp nhận của các khán giả nói chung, bộ phim đã gây ảnh hưởng tiêu cực. Theo các quy định liên quan tới việc thẩm định phát sóng, bao gồm các điều về tính đạo đức, tôn trọng sinh mệnh con người cũng như giới hạn quảng cáo gián tiếp, nhà sản xuất phim Sự lựa chọn của thiên thần đã vi phạm các điều luật trên.

Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 4

Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 5

Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 6

Nhãn hiệu mỹ phẩm được trưng bày và hiển thị trong nhiều cảnh quay phim Sự lựa chọn của thiên thần

Bên cạnh nội dung mang tính cổ xúy việc phá thai, trong một cảnh quay bộ phim để lộ nhãn hiệu mỹ phẩm với lời thoại mang tính quảng cáo trực diện: “Loại này mới ra được chiết xuất chỉ từ thành phần tế bào tổng hợp ưu tú nhất, nuôi dưỡng sức sống cho làn da”. Cảnh quay giới thiệu cửa hàng home shopping của nhãn hiệu này đã bị chỉ trích vi phạm quy định quảng cáo gián tiếp.

Hiện nay các bộ phim truyền hình Hàn Quốc vẫn gia tăng các quảng cáo gián tiếp trong phim, xuất phát từ lý do lợi nhuận đôi bên giữa nhà đài và nhà quảng cáo. Ngoài bộ phim Sự lựa chọn của thiên thần kể trên, phần lớn các phim truyền hình khác đã và đang chiếu trên màn ảnh nhỏ Hàn đều khiến khán giả chưa hài lòng vì những cảnh lồng ghép sản phẩm quảng cáo một cách khiên cưỡng, lộ liễu và lặp lại nhiều lần.

Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 7 Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 8

Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 9

Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 10

Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 11

Ngập tràn quảng cáo gián tiếp trong phim truyền hình thời gian gần đây

Trong bộ phim Phẩm chất quý ông, mỗi khi quay tới cảnh cửa hàng đồ uống của một nhân vật nam chính, ống kính máy quay luôn lia tới địa điểm để logo của cửa hiệu hiện lên rõ nét nhất. Bộ phim Ghost của đài SBS cũng gián tiếp quảng cáo nhãn hiệu điện thoại thông minh đời mới của Samsung khi nhân vật chính sử dụng chức năng này truyền tải thông tin tới cảnh sát đồng nghiệp. Phim Hoàng tử gác mái mới khép lại cũng liên tiếp có những cảnh quay zoom cận cảnh cốc café của nhân vật chính đang uống với tên logo được in rõ trên ly. Phía nhà tài trợ Dunkin’ Donuts thường xuyên có mặt trong bộ phim The King 2 Hearts còn bị đồn cố tình chọn tên phim phát âm gần giống với tên của thương hiệu này.

Sự gia tăng lợi nhuận quảng cáo gián tiếp của nhà đài lại tỷ lệ thuận với sự bất mãn của các khán giả. 4,7 tỷ won từ lợi nhuận quảng cáo gián tiếp trong năm 2010 đã tăng gần 4 lần, lên con số 21,1 tỷ won trong năm 2011 và năm nay triển vọng sẽ tăng lên 10%. Tuy nhiên, nửa cuối năm ngoái có 13 trường hợp phim bị Ủy ban thẩm định Hàn xử phạt vì vi phạm quảng cáo gián tiếp thì nửa đầu năm nay con số này đã tăng hơn 3 lần, lên 40 trường hợp. Bất chấp thực tế này, các nhà đài tại Hàn Quốc vẫn đang làm ngơ ngay cả nghĩa vụ để dòng tít tôn trọng khán giả với nội dung thông báo “Chương trình này có bao gồm quảng cáo gián tiếp”.

Một khán giả nữ là nội trợ trong gia đình lên tiếng: “Nhiều tình huống họ đưa quảng cáo vào không ăn nhập với câu chuyện của phim. Có những cảnh quay đang rất lãng mạn, hai nhân vật chính đang hôn nhau nhưng máy quay vẫn phải lia ra xa để logo của cửa hàng được lọt vào màn hình, rất tức mắt. Tới mức độ này chẳng phải là xâm hại tới quyền lợi của khán giả hay sao?”.

Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 12

Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 13

Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 14

Phim Hàn cổ xúy việc phá thai? - 15

Các bộ phim từng tạo cơn sốt khắp châu Á cũng đều lồng ghép các quảng cáo gián tiếp

Tại Hàn Quốc, đơn giá quảng cáo gián tiếp trong một bộ phim truyền hình lớn hơn nhiều so với quảng cáo trực tiếp được chia theo thời lượng và mức độ hiển thị. Quảng cáo trực tiếp với phim truyền hình Hàn trung bình ở mức 15 giây, với khung giờ từ 8h đến 11h tối có giá 12 triệu won. Giá quảng cáo gián tiếp được quyết định trên mức giá cơ bản (của quảng cáo trực tiếp) đó cộng với mức độ hiển thị trong phim. Nếu để sản phẩm xuất hiện trong màn hình một cách đơn thuần, giá sẽ cộng thêm từ 30~60%, nhưng nếu sản phẩm này được nhân vật trong phim sử dụng mức giá có khi lên tới 160%. Nếu lời thoại trong phim có kèm giải thích về tính năng của sản phẩm hoặc được nhắc tới trong một đoạn hội thoại giữa các nhân vật, mức giá tối thiểu tăng hơn 170% so với giá quảng cáo trực tiếp.

Một nhà sản xuất phim truyền hình Hàn cho hay: “Vì mục đích tăng giá quảng cáo nên người ta đưa ra cả những quy định chi tiết về việc nhân vật chính giải thích kỹ năng của sản phẩm quảng cáo hay nói thêm vài lời khen nó tốt v.v… vào trong hợp đồng. Nếu không thực hiện thì vi phạm hợp đồng nên bản thân đạo diễn nói chung hay biên kịch cho dù có cảm thấy bất mãn cũng không thể loại bỏ những đoạn quảng cáo gián tiếp này”.

Đưa ra lời biện minh cho việc ngày một gia tăng quảng cáo gián tiếp trong phim, một người trong Hiệp hội các nhà sản xuất phim truyền hình Hàn phát biểu: “Chỉ với quảng cáo trực tiếp và tiền được tài trợ thì không thể đảm đương được tiền vốn bỏ ra để mời các diễn viên và biên kịch tầm ngôi sao. Hơn nữa, mọi người hãy thử nhìn cả tính hiệu quả tích cực của quảng cáo khi cung cấp thông tin về một sản phẩm mới tới người tiêu dùng”.

Tuy nhiên, giáo sư của trường Đại học Seo Gang phản bác: “Thông tin về sản phẩm chỉ cần ở mức phát sóng trên kênh bán hàng trực tuyến là đủ. Việc lợi nhuận từ quảng cáo gián tiếp tăng mạnh cũng đồng nghĩa với việc thu nhập của nhà sản xuất tăng theo nhưng tới bây giờ họ vẫn chủ trương cho rằng chi phí sản xuất luôn thiếu. Thử hỏi lời nói này trước sau có hợp lý? Không chỉ là kênh truyền hình tư nhân mà ngay đến truyền hình nhà nước cũng cho phép quảng cáo gián tiếp không phân biệt rõ ràng thì đây chính là vấn đề nghiêm trọng. Các cơ quan liên quan như Ủy ban thẩm định phát sóng truyền hình… cần phải tăng cường hệ thống kiểm soát và các hình phạt”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh_An ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Hàn Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN