Những bậc thầy đưa Lý Tiểu Long "làm vua"
Cả cuộc đời võ thuật của ngôi sao kungfu lừng danh thế giới Lý Tiểu Long đã gắn liền với không biết bao nhiêu bậc thầy kungfu tiếng tăm, những người đã giúp đặt nền móng cho một ngôi sao võ thuật bất hủ nhất hành tinh.
Ed Parker (1931 - 1990) - Kenpo Karate
Trên võ đường Hoa Kỳ, tên tuổi võ sư Ed Parker được tôn vinh là cha đẻ Karate Mỹ, còn có danh hiệu chính thức là "Đại sư tối cao của Quyền thuật Mỹ". Ed Parker là người có công đặt nền móng cho cuộc vận động phát triển môn võ karate trên đất Mỹ, đồng thời ông cũng là người sáng lập ra bộ môn Kenpo karrate độc nhất vô nhị trên thế giới.
Lý Tiểu Long và Ed Parker
Từ trái qua: Ed Parker, Lý Tiểu Long và Bill Ryusaki
Parker còn được biết đến ở Hollywood khi đào tạo nhiều diễn viên đóng thế và người nổi tiếng; tiêu biểu là Elvis Presley, người đã trao tặng ông chức đai đen môn quyền thuật. Về sau, ông là vệ sĩ của Presley vào cuối đời cho ông vua nhạc R&B. Ed Parker còn là diễn viên phim hành động và đóng thế, đồng thời là một trong những huấn luyện viên quyền thuật của của võ sư kiêm diễn viên Jeff Speakman.
Lý Tiểu Long biết đến Ed Parker qua bạn bè giới thiệu, sau đó Lý liền tức tốc đến gặp thầy và trở thành hai người bạn hết sức thiết thân. Mối quan hệ giữa Lý Tiểu Long và Ed Parker trở thành quan hệ tương hỗ, trong khi Lý Tiểu Long truyền dạy những lý thuật chủ đạo của võ thuật Trung Quốc là Vịnh xuân quyền cho Parker. Ngược lại, Ed Parker giới thiệu và truyền đạt những tinh túy của kỹ thuật chiến đấu mà ông học được cho Lý Tiểu Long. Dần dần dẫn dắt Lý Tiểu Long đến với nghệ thuật chiến đấu chứa đựng nội hàm sâu sắc của môn võ karate.
Hơn nữa, nghệ thuật chiến đấu mới mà Ed Parker sáng tạo ra lại thoát thai từ môn võ karate truyền thống, do đó sự phát triển và cách cách của bộ môn Kenpo karate đã giúp Lý Tiểu Long nhận ra một điều: Về cơ bản, quyền thuật của người xưa luôn có thể biến tấu và đổi mới, bởi không có sự cách tân đổi mới thì không có sự phát triển.
Về sau, Ed Parker đã giúp Lý Tiểu Long giành giải quán quân bằng việc đưa Tiểu Long than dự giải vô địch Karate quốc tế.
James Yimm Lee (1920) - Rèn luyện lực cơ bắp
Mặc dù James Yimm Lee thực chất là học trò của Lý Tiểu Long, nhưng những cống hiến của ông cho thành công về võ thuật của Lý Tiểu Long vô cùng lớn lao. Trước khi ra nhập võ đường của Lý Tiểu Long, James Yimm Lee đã là một cao thủ võ thuật truyền thống Trung Hoa, hơn nữa lại là người tinh thông nhiều môn quyền pháp cũng như siêu việt với môn Thiết Sa quyền. Nhưng đóng góp lớn lao và quan trọng nhất của Nghiêm đối với Lý Tiểu Long, đó là ông đã truyền dạy bộ phương pháp rèn luyện lực cho cơ bắp.
James Yimm Lee và Lý Tiểu Long
Bruce Lee, James Yimm Lee (giữa), và Ted Wong từ cuốn sách Wing Chung/Vịnh xuân quyền của James Yimm Lee
Bản thân James Yimm Lee vốn là một vận động viên cử tạ, vì vậy ông có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực luyện lực cho các bắp thịt. Tất nhiên, Lý Tiểu Long coi kỹ thuật trên của James Yimm Lee không khác một bảo vật, đồng thời răm rắp tập luyện theo, nhờ vậy mới khiến cơ thể ông có được những múi cơ vô cùng săn chắc và rắn rỏi. Đặc biệt sức tấn công cũng phát huy tác dụng vô cùng lớn, lực đánh ra mạnh mẽ và dữ dội bội phần.
Vì vậy có thể nói, nếu không có sự trợ giúp đắc lực của James Yimm Lee, nhất định không thể có một Lý Tiểu Long với thân hình tráng kiện, cơ bắp cường tráng, rắn chắc và mạnh mẽ sau này. Lý Tiểu Long với cơ bắp cuồn cuộn cứng như thép và lực tấn công mạnh được coi như là đại diện cho khí phách và thần uy của một cá nhân siêu việt. Do vậy, Lý Tiểu Long từng đi đến kết luận: "Nếu cơ thể của bạn không đủ tráng kiện, khó lòng có chiến đấu một cách quyết liệt".
Cuốn sách Wing Chun viết chung giữa James Yimm Lee và Lý Tiểu Long
Ngoài ra, giữa James Yimm Lee và Lý Tiểu Long từng ra chung cuốn sách với tựa đề Wing Chun (Vịnh Xuân quyền), do James Yimm Lee thủ bút, Lý Tiểu Long biên tập. Sách xuất bản năm 1972, về sau trở thành cuốn sách võ thuật được in phổ biến nói về môn võ Vịnh Xuân quyền.
Gene Lebell (1932) - Jujitsu/Nhu thuật
Trên võ đường nước Mỹ, tên tuổi của Gene Lebell được xưng tụng là cha đẻ môn võ Nhu thuật, ông nhiều lần lọt vào danh sách bình chọn của tạp chí Đai đen Mỹ, nhận vô số giải thưởng cao quý của bộ môn võ thuật đến từ Nhật Bản. Ngoài Lý Tiểu Long, nhiều nhân vật nổi tiếng khác ở Hollywood cũng từng theo học Nhu đạo từ Gene Lebell như Chuck Norris hay Benny.
Khi Lý Tiểu Long mới sang Mỹ phát triển sự nghiệp, Gene Lebell đã trở thành một tên tuổi võ sư nổi tiếng trên đất Mỹ, ông không những nhiều lần nhận các giải thưởng quán quân về Nhu thuật và tại các giải đấu vô địch võ thuật ở Mỹ (UFC). Ngoài ra, ông còn là một tay đua xe mô-tô cừ khôi, vì vậy Lebell còn có biệt danh "mô-tô bay".
Lý Tiểu Long và Genre LeBell đóng chung trong bộ phim Green Hornet
Genre Lebell (phải) bên cạnh Elvis Presley
Tất nhiên, những gì Lý Tiểu Long học từ Genre Lebell chủ yếu là ở kỹ thuật khóa đối phương. Thế nhưng, con người Lý Tiểu Long cũng lại là một tay mê tốc độ và đua mô-tô, vì vậy ông đã theo đuổi và học Lebell bộ môn này, mà về sau trở thành một kỹ thuật đặc biệt khả dụng cho ông biểu diễn trên phim ảnh.
Điều đặc biệt nhất là ở chỗ, Genre Lebell đã truyền tình yêu của môn võ Nhu thuật sang cho Lý Tiểu Long, từ đó góp phần hoàn thiện hệ thống võ thuật của Lý Tiểu Long. Như mọi người đều biết, Triệt quyền đạo quyền đạo sử dụng những chiêu thức như đá, tấn công, nhào lộn và khóa đối phương. Trong đó, ngoài kỹ thuật nhào lộn và khóa, Lý Tiểu Long còn chắt lọc từ võ thuật Trung Quốc một vài kỹ xảo khác, trong đó có áp dụng trực tiếp những động tác tinh hoa từ Gene Lebell.
Do vậy có thể nói, những người nghiên cứu về Triệt quyền đạo hay học theo Nhu đạo Brasil, hoặc những môn võ thuật chiến đấu có tính tổng hợp, tất yếu không thể không biết đến hơn 30 năm về trước, Lý Tiểu Long đã nắm vững tuyệt kỹ võ công Nhu đạo dưới sự dẫn dắt của võ sư Genre Lebell, chỉ có điều, một số những nhà nghiên cứu Triệt quyền đạo biết rất ít hoặc không hiểu về Triệt quyền đạo chân chính.
Genre LeBell hiện tại
Năm 1997, khi giới võ thuật Hoa Kỳ long trọng tổ chức mừng sinh nhật lần thứ 65 của Lebell, võ sư này đã bất ngờ phát biểu một câu khiến nhiều người có mặt sửng sốt: "Trong cuộc đời 62 năm theo đuổi nghiệp võ thuật và Nhu thuật, Lý Tiểu Long mới thực sự là một đấu sĩ bất bại, đặc biệt là hai cánh tay khóa đối phương khiến người khác bất lực của ông, về phương diện cơ thể, cả đời tôi chưa bao giờ gặp một ai có sức mạnh và năng lượng mạnh mẽ như Lý Tiểu Long".
Jhoon Goo Rhee (1932) - Taekwondo
Võ sư người Hàn Quốc Jhoon Goo Rhee từng hai lần được lọt vào danh sách bình chọn những võ sư thượng thặng thế giới của tạp chí Đai đen Mỹ (Black Belt Hall of Fame). Ông từng có vinh dự được vời đến dạy taekwondo và thuật tự vệ cho các Nghị sĩ Mỹ, từ đó tên tuổi và danh tiếng của ông ngày một vang xa, trở thành nhân vật khởi xướng và đi đầu trong giới taekwondo ở Hoa Kỳ. Ông còn được xưng tụng là cha đẻ taekwondo Mỹ tại xứ cờ hoa.
Lý Tiểu Long và Jhoon Rhee quen biết nhau tại giải vô địch karate Long Beach, Mỹ năm 1964, do Ed Parker tổ chức. Khi đó, cả hai tham gia sự kiện trên chỉ với tư cách khách mời góp mặt biểu diễn. Năm đó, Jhoon Rhee tròn 32 tuổi, ông lớn hơn Lý Tiểu Long 8 tuổi, vậy nhưng những đường võ và tinh hoa võ thuật của Lý Tiểu Long đã khiến võ sư người Hàn Quốc thực sự bị ấn tượng và cuốn hút.
Jhoon Goo Rhee và Lý Tiểu Long thi triển võ nghệ
Hai người bạn thân Lý Tiểu Long Jhoon Goo Rhee
Từ thời điểm đó, cả hai trở thành đôi bạn thân, thường xuyên học hỏi và qua lại với nhau, trao đổi kinh nghiệm võ thuật. Jhoon Rhee không những học phương pháp tấn công lập thể, mà còn truyền dạy những cú đá gia truyền mà ông tập luyện thành công bao năm cho Lý Tiểu Long, từ đó giúp hoàn thiện hệ thống võ đạo ngày một phong phú của Lý Tiểu Long. Trong đó đặc biệt có tuyệt chiêu cú đá cao được Lý Tiểu Long đánh giá cao và vô cùng ngưỡng mộ con người Jhoon Rhee.
Cần phải nói thêm, tuyệt kỹ cú đá nhanh và sắc bén vào gỗ thông mà Lý Tiểu Long thường biểu diễn trên sân khấu cũng chính là ngón đòn ông học được từ Jhoon Rhee. Ngoài ra còn có kỹ thuật phi thân đá, cũng là một trong những tuyệt kỹ thượng thặng của Jhoon Rhee.