Bất ngờ về khỉ con Tây du ký
Một bất ngờ đối với đạo diễn Dương Khiết về sau khi một vai diễn quần chúng vai đám khỉ con của Tôn Ngộ Không về sau lại trở thành một VĐV Olympic hái ra vàng của đội tuyển bơi lội Trung Quốc về sau.
Chỉ riêng tại Trung Quốc, dù đã lên sóng hơn 2.000 lần nhưng "Tây du ký" phiên bản 1986 vẫn là bộ phim được yêu thích, cứ mỗi dịp năm mới lại có đài truyền hình chiếu lại, vẫn đạt rating rất cao. Thế nhưng, để có một tập phim được yêu thích như thế, đoàn làm phim đã trải qua rất nhiều khó khăn mà hiếm người biết được. Chuyên đề Tây Du Ký - Chuyện giờ mới kể sẽ mang đến cho độc giả cái nhìn chân thật về quá trình thực hiện tác phẩm kinh điển nổi tiếng này. |
Kỳ 6: Khỉ con trong Tây Du Ký trở thành VĐV Olympic của Trung Quốc
Vai bầy khỉ được giao cho đám trẻ từ đội thể thao chuyên nghiệp tỉnh Hồ Nam. Ban đầu khi mới được đeo mặt nạ khỉ, lũ trẻ hiếu động đùa nghịch náo động, nhưng một lúc bắt đầu tỏ ra khó chịu và không còn thích thú nữa. Vì vậy bọn trẻ này nghĩ ra cách, khi nào bắt đầu quay phim thì đeo mặt nạ lên và cố chịu đựng, khi phó đạo diễn hô “Cắt!” thì lập tức lũ trẻ gỡ ngay mặt nạ ra và đội lên đầu, khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị!” là lập tức chúng kéo mặt nạ xuống nhanh như cắt.
Lũ khỉ con luôn nhao nhao và hiếu động nhất trong số các diễn viên của đoàn.
Việc này có vẻ không khả thi bởi dễ gây sơ suất và làm hỏng mặt nạ, chỉ khổ nghệ sĩ hóa trang lại phải hóa trang lại cho bọn nhóc. Mặc dù việc này phó đạo diễn cũng đã cấm nhưng bọn trẻ vẫn không chịu nghe. Mỗi phân cảnh quay xong là chúng tỏ ra sung sướng như được giải thoát, tháo tung cả mặt nạ rồi tán loạn chạy nô ra ngoài cửa động. Trong số này có một cậu nhóc nhỏ nhất nhưng cũng là người nghịch ngợm nhất, chỉ vì nhảy cao quá nên bị va phải nhũ đá phía trên, máu chảy lênh loáng khắp mặt khiến mọi người trong đoàn một phen sợ hú vía.
Nhân viên đoàn phải cho đưa đi bệnh viện cấp cứu và khâu liền 20 mũi. Cậu bé này về sau là quán quân thế giới môn nhảy cầu của đội tuyển Olympic Trung Quốc là Hùng Nghê (1974). Nghệ sĩ Diêm Hoài Lễ sau này nhớ lại về cậu bé này có nói: “Khi đó tôi từng nói với cậu nhóc là chỉ được phép rơi nước mắt chứ không được kêu gào, con trai thì nhất định không được kêu la. Tôi còn nói cậu nhóc này về sau nhất định sẽ là vô địch thế giới, kết quả đúng là như vậy thật”. Sau sự cố trên, Dương Khiết đã cử người phụ trách quản lý lũ trẻ để tránh xảy ra sự cố như vừa rồi.
Cậu bé Hùng Nghê đã từng là một trong những chú khỉ con trong Thủy Liêm động ngày nào.
Hùng Nghê khi là một VĐV môn nhảy cầu cừ khôi của Olympic Trung Quốc.
Cậu bé Hùng Nghê từng được coi là nhân vật số một trong đội bơi lội nam của đội tuyển bơi Trung Quốc với nhiều thành tích vang dội trong nước và quốc tế. Từ năm lên 8 tuổi, Hùng Nghê đã tham gia bơi lội và được tuyển vào đội bơi lội của tỉnh Hồ Nam, 4 năm sau anh được tuyển vào đội tuyển quốc gia để rồi trở thành vận động viên hái ra vàng với hàng chục tấm HCV tại vô số các giải đấu uy tín trên đấu trường quốc tế, trong đó đáng chú ý nhất là 3 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ tại Olympic Seoul lần thứ 24 năm 1988, HCĐ tại Olympic Barcelona lần thứ 25 (1992). Năm 1996 tại Olympic Atlanta, Hùng Nghê giành HDV ở nội dung nhảy cầu 3m, năm 2000 anh tiếp tục giành HCV cùng nội dung trên tại Olympic Sydney lần thứ 27. Ngoài ra, Hùng Nghê còn được tạp chí Swimming World của Mỹ bầu chọn là một trong 10 VĐV bơi lội xuất sắc nhất thế giới năm 1989.
Hùng Nghê và vợ Lý Kinh Mạn.
Năm 2001, Hùng Nghê mới chính thức tuyên bố giải nghệ. Năm 2007, Hùng Nghê kết hôn với cô bạn gái anh từng yêu suốt 10 năm là Lý Kinh Mạn (cô hiện là tổng giám đốc CLB bóng đá Tương Đào ở tỉnh Hồ Nam), một năm sau hai người chính thức tổ chức lễ thành hôn và nên vợ nên chồng. Năm 2007, Hùng Nghê trở thành Phó cục trưởng Cục thể thao tỉnh Hồ Nam, một cán bộ và phó cục trưởng trẻ nhất của tỉnh này. Năm 2009, anh được bầu làm chủ tịch Hiệp hội bóng đá tỉnh Hồ Nam.
Cũng do khu vực động cách thành phố khá xa nên việc vận chuyển cơm cho đoàn cũng là một điều bất lợi. Vì đường xá xa xôi nên cơm rau khi mang đến cũng đều nguội lạnh hết cả. Cả đoàn khi ăn phải ra nơi rộng rãi bằng phẳng gần cửa động để ăn. Mặt đất thì ẩm ướt, cơm lại lạnh ngắt, nhưng vì ai cũng đếu lấy làm mệt, bên ngoài lại có không khí dễ chịu hơn hẳn so với trong động, vì vậy dù cơm có nguội thì ăn vẫn thấy ngon lành.
Mời bạn đọc đón đọc kỳ tiếp theo của loạt bài dài kỳ về Tây du ký (1986). "Kỳ 7: Tây du ký và chiếc máy quay dở chứng" sẽ có lúc 0h ngày 6/6.