Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng

Ngày khai giảng năm học mới 2017 – 2018 đang cận kề, thế nhưng ở nhiều điểm trường tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn chồng chất những khó khăn, lớp học làm bằng lá kè, cọ, phên nứa đã xuống cấp theo thời gian.

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng - 1

Những cây luồng, tấm gỗ được làm thành những thứ vui chơi giải trí cho học sinh nơi đây.

Dù chỉ còn vài ngày nữa là đến khai giảng năm học mới 2017-2018 thế nhưng nhiều điểm lẻ ở các trường tiểu học, mầm non ở Thanh Hóa vẫn còn tềnh toàng được làm bằng những thân cây gỗ, luồng, tre, nứa và được lợp bằng những lá kè, cọ, nhiều lớp học đã xuống cấp theo thời gian.

Để đến được với các lớp học ở những điểm lẻ không chỉ vượt qua sông, suối và những con dốc thẳng đứng cách trung tâm xã cả chục km, nếu trời mưa thì chỉ có cách đi bộ với đến được những điểm trường này.

Nằm cách trung tâm TP Thanh Hóa về phía Tây khoảng 100 km, Lang Chánh là huyện miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn. Nơi đây có hàng chục các điểm trường lẻ, trong đó nhiều lớp học vẫn được lợp bằng những lá kè, cọ. Đa số các điểm trường Mầm non đều không có đồ chơi cho trẻ nên phải tận dụng những cây luồng, tấm ván làm đồ chơi cho trẻ.

Xã Yên Thắng nằm cách trung tâm huyện Lang Chánh hơn 20km nhưng có đến 2 điểm lẻ là khu Vịn và khu Cơn nằm cách trung tâm xã khoảng 10km đường vào bản còn nhiều khó khăn khi toàn đường đất đỏ hư hỏng xuống cấp khi hàng ngày có nhiều lượt xe chở keo, luồng và vật liệu xây dựng cày nát con đường vào bản.

Nếu trời mưa thì đường trơn trượt khó khăn khi vào bản, ngoài ra bản vẫn chưa có điện lưới quốc gia và ở bản vẫn còn những phòng học mái được lợp bằng những lá kè, cọ.

Để có mặt tại điểm lẻ bản Vịn thuộc khu lẻ trường tiểu học Yên Thắng I chúng tôi phải đi con đường đất trơn trượt gần 10km, vượt qua 1 con suối lớn để vào trường.

Tại đây, có 3 phòng học kiên cố dùng cho cả khối tiểu học và mầm non và có 2 phòng học được dựng lên bằng gỗ và luồng với những tấm gỗ được làm tường lợp bằng những lá kè với mỗi phòng học có 4 chiếc bàn phục vụ cho việc dạy học.

Ngoài ra, khu vực dành cho giáo viên sinh hoạt (phòng họp) cũng như bếp của giáo viên cũng được dựng lên băng gỗ đơn sơ và lợp bằng những lá kè, cọ.

Tại khu Cơn (thuộc trường tiểu học Yên Thắng II) cũng có 1 khu được lợp lên bằng những lá kè, cọ và khu vui chơi cho trẻ mầm non được làm bằng những cây luồng ghép lại với nhau bên trên được lợp bằng những lá kè theo thời gian đã mục nát.

Còn tại xã Tam Văn có 2 khu điểm lẻ là bản Lót và Phá cũng có những lớp học và khu nhà giáo viên được làm bằng gỗ, tre, luồng lợp bằng kè, cọ. Trong đó, điểm trường lẻ khu Lót nằm trên bãi đất trống nằm trên đỉnh đồi muốn lên phải đi bộ lên con dốc cao với lớp học sơ sài, xuống cấp.

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng - 2

Tại làng Húng vẫn còn 1 lớp học, 1 nhà ở giáo viên và 1 phòng làm việc bằng tranh tre nứa lá.

Tại điểm trường lẻ làng Húng thuộc xã Giao Thiện cách trung tâm xã khoảng 8km vẫn có 1 khu nhà lợp bằng lá với 1 lớp học, 1 khu phòng làm việc của giáo viên và 1 nhà ở giáo viên khu vui chơi được làm từ những cây luồng, tấm gỗ đơn sơ.

Còn tại khu trung tâm trường tiểu học Xuân Thắng, huyện Thường Xuân thì có 3 phòng học được làm bằng tranh tre, nứa lá với những lớp học được ngăn bằng những tấm phên làm bằng nứa.

Thế nhưng cách đó hơn 3km tại điểm trường lẻ làng Đót thuộc trường tiểu học Xuân Thắng có 3 phòng học xây dựng kiên cố nhưng lại bỏ hoang không có ai học.

Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh thì hiện nay toàn huyện có 54 điểm trường lẻ với 12 phòng học tạm và thiếu 117 phòng học. Về cơ sở vật chất đối với mầm non mới đáp ứng được hơn 50%, các công trình còn thiếu như khối phòng học, khối phòng hành chính quản trị, nhà bếp, nhà vệ sinh...

Ngoài ra một số trường mầm non phải cho trẻ học trong các phòng tạm, phòng tranh tre. Thiết bị dạy học, đồ dùng học sinh, đồ chơi trẻ em hiện nay mới đáp ứng được hơn 50% nhu cầu.

Sau đây là 1 số hình ảnh PV ghi lại tại các điểm trường.

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng - 3

Để đến được với các điểm trường lẻ phải vượt qua nhiều cung đường khó khăn.

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng - 4

Những lớp học tềnh toàng.

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng - 5

Nhiều lớp học hư hỏng bong tróc nền nhà.

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng - 6

Ngồi trong lớp có thể thấy mặt trời ngay giữa lớp.

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng - 7

Những cây luồng được làm khu vui chơi cho trẻ ở khu Cớn, xã Yên Thắng.

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng - 8

Giáo viên cùng nhau sửa bàn ghế trước năm học mới tại khu Lót, xã Tam Văn (Lang Chánh)

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng - 9

Cùng giúp thầy cô chuẩn bị cho năm học mới.

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng - 10

Lớp học xập xệ tại trường tiểu học Xuân Thắng (Thường Xuân).

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng - 11

Lớp học được ngăn bằng những tấm nan mục nát tại trường tiểu học Xuân Thắng.

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng - 12

Trong khi đó, tại một điểm trường kiên cố không có ai học.

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng - 13

Trẻ mầm non trường mầm non Sơn Điện, huyện Quan Sơn vui chơi trong những ngôi nhà được làm từ những cây luồng.

Xót lòng nhìn những lớp học tạm bợ ở miền Tây xứ Thanh trước ngày khai giảng - 14

1 lớp học điểm lẻ tại khu Lót, xã Tam Văn, huyện Lang Chánh. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Nghị (Infonet)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN