Xôn xao đáp án đề thi trích lời thoại "Reply 1988": Đề thi thì "mở" sao đáp án lại "đóng"?

Sự kiện: Giáo dục

Khác với đề thi nhận được nhiều lượt "bấm like" từ Gen Z, đáp án được cho là chính thức của đề thi học sinh Giỏi tỉnh Quảng Nam đang gây ra nhiều tranh cãi. 

Trước đó, đề thi học sinh Giỏi (HSG) THCS cấp Tỉnh của tỉnh Quảng Nam, phần câu hỏi Nghị luận xã hội đã khiến dân mạng thích thú "thả tim" nhiệt tình vì không chỉ nắm bắt được góc nhìn của Gen Z mà còn khéo léo trích dẫn bộ phim Hàn Quốc đình đám một thời Reply 1988.

Đề thi "hot" nhất những ngày vừa qua. Ảnh: Trường Người Ta.

Đề thi "hot" nhất những ngày vừa qua. Ảnh: Trường Người Ta.

Mới đây, hình ảnh được cho là đáp án chấm thi chính thức của đề thi trên bỗng lan truyền rầm rộ trên mạng xã hội. Khác với đề thi, phản ứng của netizen trước đáp án này lại hoàn toàn ngược lại. Nhiều netizen đồng loạt bày tỏ sự thắc mắc trước "độ mở" của đề thi và "độ đóng" của đáp án này.

Xôn xao đáp án đề thi trích lời thoại "Reply 1988": Đề thi thì "mở" sao đáp án lại "đóng"? - 2

Hình ảnh được cho là đáp án chính thức của đề thi. Ảnh: T.H

Hình ảnh được cho là đáp án chính thức của đề thi. Ảnh: T.H

Nhận được nhiều sự chú ý nhất là phần Nội dung (6 điểm) của bài làm Nghị luận xã hội, trong đó bao gồm các ý như sau: Giải thích (1 điểm); khẳng định việc thấu hiểu cha mẹ là “biểu hiện sâu sắc của đạo hiếu"; biểu hiện của sự thấu hiểu ấy là những gì, đòi hỏi về sự phát triển nhận thức tình cảm để có thể thấu hiểu được cha mẹ, vai trò của cha mẹ, nhà trường, xã hội để giúp con phát triển sự thấu hiểu ấy (5 điểm).

Bạn L.A (trường chuyên Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) nhận xét: Thông thường phổ điểm của các đề Văn chuyên sẽ có phần "phản đề", tức là cho phép học sinh có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác, thậm chí là ngược lại với quan điểm của đề. Nếu suy nghĩ của các bạn hợp lý hoàn toàn có thể được giám khảo chấp nhận. Tuy nhiên, đáp án này lại không có điểm dành cho phần này, khiến cả bài sẽ bị một chiều, thiếu sáng tạo.

Bạn T.H (trường chuyên Thoại Ngọc Hầu, An Giang) hy vọng giám khảo có thể thảo luận thêm về đáp án mà không dựa hoàn toàn vào đây để có thể ghi nhận ý kiến, quan điểm của sinh học sinh vì đáp án này có phần khuôn mẫu.

Tài khoản Facebook A.H bình luận: "Đề thi sáng tạo, mới, nhưng đáp án lại khuôn mẫu, và không khác lắm với đề thi ngày xưa. Đề thi chọn học sinh giỏi mà không có chỗ cho sáng tạo, thì sao ra dáng học sinh giỏi?"

Lời thoại ”Reply 1988” vào đề thi Văn: Hóa ra thầy cô vẫn ”tàu ngầm” nằm lòng gu học trò!

Đề thi học sinh Giỏi môn Ngữ Văn luôn nhận được sự chú ý của cư dân mạng với những cách liên hệ rất tinh tế đến sở thích, mối quan tâm của Gen Z. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DANDELION ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN