Xét tuyển đại học đợt 1: Thí sinh đăng ký đã vượt chỉ tiêu

Ngày 12/8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, thí sinh đăng ký xét tuyển đại học đợt 1 đã vượt chỉ tiêu của các trường.

Xét tuyển đại học đợt 1: Thí sinh đăng ký đã vượt chỉ tiêu - 1

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga

Thí sinh trên điểm sàn đã nộp hồ sơ gần hết

Trao đổi với phóng viên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, thí sinh trên điểm sàn đã nộp hồ sơ gần hết. Hôm nay (12/8) là ngày cuối cùng của đợt đăng ký xét tuyển đợt 1 vào đại học, cao đẳng. Từ ngày mai (13/8), các trường có thể công bố điểm trúng tuyển. 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, mặc dù thí sinh đăng ký xét tuyển đại học đợt 1 đã vượt chỉ tiêu của các trường. Tuy nhiên, không phải ngành nào cũng đủ thí sinh.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, năm nay Bộ cũng không yêu cầu điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn đợt trước. Vì thế, nếu đợt đầu các trường tuyển không đủ thì có thể hạ điểm chuẩn để tuyển tiếp thí sinh cho tới khi đủ chỉ tiêu. Các trường cũng không phải chờ đến khi thí sinh nhập học mới biết được số lượng thí sinh chính thức vào học trường mình. Chỉ 5 ngày sau khi công bố kết quả, nếu thí sinh không nộp giấy báo kết quả thi thì xem như không nhập học và trường tuyển bổ sung.

“Với những quy định linh hoạt như vậy, không có lí do gì trường tuyển vượt chỉ tiêu đã công bố”, ông Ga cho hay.

Cũng theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, năm nay tỉ lệ thí sinh có điểm trên mức điểm sàn nộp đăng kí xét tuyển cao nhất so với mọi năm.

Cụ thể: So với chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả Kì thi THPT Quốc gia 2016 là 317.000 thì số lượng thí sinh đăng kí hiện tại đã vượt chỉ tiêu của các trường. Tuy nhiên, không phải ngành nào cũng có đủ thí sinh.

Một số ngành dư nhiều nhưng cũng có những ngành thiếu thí sinh. Với những thí sinh không trúng tuyển đợt 1 thì các đợt xét tuyển bổ sung sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội đăng kí xét tuyển vào các ngành, các trường còn thiếu chỉ tiêu. Nhiều chuyên gia nhận định, với các quy định mới về kì thi năm nay, có nhiều quy định có lợi cho thí sinh trong việc xét tuyển nhưng lại làm các trường vất vả hơn.

Trong đợt xét tuyển đầu tiên, các thí sinh đã có thời gian và ý thức về việc lựa chọn ngành nào và trường nào. Các thí sinh cũng đã có kết quả xét tuyển năm ngoái để tham khảo cho việc lựa chọn trường và ngành phù hợp với điểm số và với sở thích của mình.

Bên cạnh đó, việc Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường không được công bố dữ liệu đăng kí xét tuyển vào trường để tránh gây tâm lí hoang mang đối với thí sinh là một hành động vì thí sinh.

Vì thế các chuyên gia đánh giá cao tính nhân văn trong việc tuyển sinh năm nay. Năm nay đa số thí sinh đều nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển sớm. Thực tế cho tới hiện tại, theo thống kê thì số lượng thí sinh chưa đăng kí còn rất ít, hầu hết các thí sinh trên điểm sàn đã đăng kí hết.

Thí sinh trúng tuyển phải nộp hồ sơ sớm

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, thí sinh trúng tuyển phải nộp giấy báo kết quả thi trong thời hạn quy định (hạn chót là hết ngày 19/8) để khẳng định nhập học. Quy định bắt buộc thí sinh phải nộp giấy báo điểm (duy nhất) sau khi biết điểm chuẩn và trúng tuyển cũng giúp cho các trường lọc thí sinh ảo.

Nếu sau thời gian quy định (5 ngày) khi biết kết quả thí sinh không nộp thì coi như em đó bị hủy kết quả trúng tuyển. Điều này sẽ giúp các trường nắm được sĩ số trước khi thí sinh nhập học để có kế hoạch tuyển sinh tiếp.

“Nếu sau thời gian quy định (5 ngày) khi biết kết quả thí sinh không nộp thì coi như em đó bị hủy kết quả trúng tuyển. Điều này sẽ giúp các trường nắm được sĩ số trước khi thí sinh nhập học để có kế hoạch tuyển sinh tiếp. Đây là điều rất quan trọng mà các em phải lưu ý”, ông Ga nói.

Cũng theo ông Ga, đối với những thí sinh không trúng tuyển đợt 1, cần chuẩn bị nộp đăng kí xét tuyển đợt bổ sung. Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường công bố cụ thể các ngành sẽ xét tuyển bổ sung, số chỉ tiêu cần tuyển để thí sinh biết và nộp đăng kí xét tuyển.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tuyển sinh đại học cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN