Xét duyệt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư: Liệu có bỏ lọt tiêu chí?

Sự kiện: Giáo dục

Trong Quyết định 20 năm 2012 của Thủ tướng có quy định đối với những người đang làm việc ở cơ quan, tổ chức không phải là cơ sở giáo dục ĐH, có tham gia giảng dạy từ trình độ ĐH trở lên tại Việt Nam thì phải có công trình khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao; được tặng giải thưởng lớn ở trong nước và nước ngoài.

Xét duyệt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư: Liệu có bỏ lọt tiêu chí? - 1

Tuy nhiên, với 1.226 ứng viên giáo sư, phó giáo sư được Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước vừa công bố, có nhiều người là quan chức, ở các bộ, sở, ban ngành... dư luận băn khoăn không biết họ đã có những công trình, giải thưởng gì như quy định của Thủ tướng.

Theo số liệu mà PV Tiền Phong có được, trong số 85 ứng viên giáo sư năm 2017, có 8 người (chiếm hơn 9%) không thuộc các trường ĐH, các viện nghiên cứu. Trong số này, có 1 ứng viên ở Bộ Y tế, 5 ứng viên ở các bệnh viện, 1 ứng viên ở Hội Kiến trúc sư Việt Nam, 1 ứng viên ở Tổng cục Thủy lợi.

Với 1.141 ứng viên phó giáo sư thì số lượng ứng viên không thuộc các viện nghiên cứu, các trường ĐH cũng nhiều hơn rất nhiều. Con số này ước tính khoảng gần 70 người. Trong đó có ứng viên ở Ban chỉ đạo Tây Bắc, có ứng viên ở huyện ủy Vân Hồ, Sơn  La, có ứng viên ở Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Thông tin Truyền thông, Trung tâm y tế dự phòng, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần... Ở cấp bộ, có ứng viên ở Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Bộ Y tế...

Như vậy nếu cả ứng viên giáo sư và phó giáo sư không làm việc tại các trường ĐH, các viện nghiên cứu (nơi có đào tạo tiến sĩ) thì con số lên tới gần 80 ứng viên. TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH FPT đặt vấn đề, trong một năm qua, có bao nhiêu ứng viên trong số này có những công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao; được tặng giải thưởng lớn ở trong nước hoặc ở nước ngoài? Nếu tất cả các ứng viên đều đạt được điều này, sao báo chí, phương tiện thông tin đại chúng không thấy nhắc đến?

Trong khi đó, thống kê và hình ảnh truy xuất từ cơ sở dữ liệu và phần mềm của Dự án nghiên cứu Năng suất lao động KHXH&NV (NVSS)  và Đại học Thành Tây (http://sshpa.com) cho thấy có 40 nhà khoa học Việt Nam có từ 10 bài Scopus trở lên giai đoạn 2008 – 2017. Trong số này có nhiều người chưa hề được phong giáo sư, phó giáo sư như TS Nguyễn Việt Cường 53 bài,  TS Trần Quang Tuyến 23 bài, TS Vũ Văn Hưởng 18 bài, TS Đoàn Thanh Tịnh 14 bài...

Đặc biệt, TS Nguyễn Việt Cường có tới 35 bài dẫn dắt (là người đứng thứ nhất trong nhóm nghiên cứu hoặc đứng độc lập một mình).  Cả 4 tiến sĩ trên đều đang tham gia công tác giảng dạy tại các trường ĐH của Việt Nam như TS Trần Quang Tuyến, TS Đoàn Thanh Tịnh đang giảng dạy tại ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội; TS Nguyễn Việt Cường đang giảng dạy tại trường ĐH Kinh tế quốc dân; TS Vũ Văn Hưởng đang giảng dạy tại Học viện Tài chính.

Trao đổi với Tiền Phong về vấn đề này, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, trường ĐH FPT cho rằng những người có trách nhiệm phải thẩm định xem có đủ tiêu chí như đã quy định. “Những người không làm việc tại các cơ sở giáo dục ĐH, các Viện nghiên cứu phải có công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ xuất sắc hoặc phải có giải thưởng lớn. Tôi nghĩ rằng tất cả  các ứng viên không phải ai cũng có” – ông Tùng khẳng định.

Ông Tùng cũng lý giải thêm, những công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc, tức là phải được một tổ chức, quốc gia nào đó đánh giá, không phải Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, hay hội đồng ngành đánh giá xuất sắc. “Tôi sợ rằng mọi người bỏ qua tiêu chí này. Quyết định của Thủ tướng đưa ra từ năm 2012 nhưng có vẻ như các hội đồng ngành và Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước không áp dụng suốt thời gian qua. Bây giờ chính là thời điểm phải xem xét lại điều này” – ông Tùng nói. 

Thực tế, Quyết định 20 năm 2012 của Thủ tướng đã quy định điều này. Tuy nhiên, trong Thông tư 30 năm 2012 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16  năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định chi tiết việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư không thấy có hướng dẫn thực hiện.

Rà soát ứng viên GS, PGS: Tìm 'đỏ mắt' không thấy ai thiếu tiêu chuẩn

Ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) Phùng Xuân Nhạ có văn bản đề...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghiêm Huê (Tiền Phong)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN