Xếp hạng năng lực tiếng Anh của người Việt giảm năm thứ 4 liên tiếp

Sự kiện: Giáo dục

Theo bảng xếp hạng khả năng sử dụng tiếng Anh mới nhất của tổ chức giáo dục Education First, Thụy sĩ, Việt Nam xếp hạng 52 trong tổng số 100 quốc gia.

Năng lực tiếng Anh của người Việt đứng thứ 52/100 quốc gia

Năng lực tiếng Anh của người Việt đứng thứ 52/100 quốc gia

Năm 2019, Tổ chức Giáo dục Education First của Thụy Sĩ tiếp tục thực hiện bảng xếp hạng khả năng sử dụng tiếng Anh EF English Proficiency Index, dựa trên dữ liệu từ 2,3 triệu người thuộc 100 quốc gia và vùng lãnh thổ không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ.

Trong bảng xếp hạng mới nhất, năm 2019, Hà Lan dẫn đầu thế giới với điểm số đạt được là 70,27, xếp sau là các nước Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch.

Năm 2019, Việt Nam xếp thứ 52 trên tổng số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia khảo sát. Đáng chú ý, đây là năm thứ 4 liên tiếp, thứ hạng của Việt Nam giảm trên bảng xếp hạng này.

Cụ thể, năm 2015 Việt Nam xếp hạng 29/70 quốc gia, năm 2016 hạng 31/72 quốc gia, năm 2017 hạng 34/80 quốc gia, năm 2018 hạng 41/88 quốc gia.

Đặc biệt, từ năm 2015 đến năm 2018, khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát của người Việt Nam đều được đánh giá ở mức trung bình, thì năm 2019 đã tụt xuống mức thấp.

Theo Education First, không tính vùng Tây Bắc, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Bắc Trung Bộ là hai khu vực kém tiếng Anh nhất cả nước, lần lượt chiếm 47,73 điểm và 47,13 điểm.

Các thành phố Hà Nội (53,68 điểm) và TP.HCM (53,07 điểm) là nơi có chỉ số EF English Proficiency Index cao nhất cả nước. Tuy nhiên nếu so với thế giới thì 2 điểm số này chỉ được đánh giá ở mức trung bình.

Ở châu Á, Singapore là nước dẫn đầu - đồng thời cũng xếp thứ 5 thế giới - đạt điểm số 66,82, là nước duy nhất của châu lục nằm trong nhóm sử dụng tiếng Anh lưu loát ở mức rất cao. Kế đến là Philippines (60,14 điểm), Malaysia (58,55 điểm), có điểm nằm ở mức cao, tiếp đó lần lượt là Hong Kong, Ấn Độ, Đài Loan… ở mức trung bình.

Việt Nam xếp hạng 10 châu Á, giảm 3 bậc so với bảng xếp hạng năm 2018. Với vị trí này, Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á năm 2019.

Các nước xếp cuối bảng xếp hạng khu vực Đông Nam Á lần lượt là Thái Lan, Myanmar và Thái Lan.

Sau 5 năm bức “tâm thư” của cô gái ở Nepal, sách giáo khoa Tiếng Anh có gì thay đổi?

5 năm trước, bức tâm thư của Võ Thị Mỹ Linh từ Nepal gửi tới Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về bộ sách giáo khoa Tiếng Anh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghiêm Huê ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN