Vụ bữa ăn bán trú: Lãnh đạo UBND quận 9 lên tiếng
UBND quận 9 thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra toàn diện đối nhà trường về công tác bán trú, làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan.
UBND quận 9 vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM và Sở GD&ĐT TP.HCM về việc giải quyết các phản ánh của cha mẹ học sinh trường Tiểu học Trần Thị Bưởi, quận 9.
Một số bữa ăn còn đơn điệu cần khắc phục
Trong các ngày 2 đến 3-11, tại trường Tiểu học Trần Thị Bưởi, phường Phước Long B, quận 9 xảy ra sự việc phụ huynh tập trung để phản ánh chất lượng bữa ăn bán trú.
UBND quận đã chỉ đạo phòng GD&ĐT quận 9 nắm bắt thông tin và ngay trong sáng 2-11, lãnh đạo phòng GD&ĐT đã trực tiếp cùng Ban giám hiệu trường tổ chức cuộc họp với phụ huynh.
Tại cuộc họp phụ huynh phản ánh chất lượng bữa ăn chưa đáp ứng tiêu chuẩn và đề nghị phải thay đổi đơn vị nấu, đổi nhà cung cấp.
Bữa ăn bán trú của học sinh trường Tiểu học Trần Thị Bưởi, quận 9. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN.
Phòng GD&ĐT và nhà trường lắng nghe, tiếp thu ý kiến và nhận trách nhiệm còn thiếu sót trong công tác quản lý.
Vào lúc 10 giờ sáng, lãnh đạo UBND quận, phòng GD&ĐT quận và chính quyền phường cùng Ban An toàn thực phẩm làm việc với nhà trường.
Ngay trong tối 2-11, theo đề nghị của phụ huynh, đơn vị nấu ăn tại trường đã thay đổi nhà cung cấp thực phẩm sáng Công ty C., nhà cung cấp gia vị sang Công ty H..Theo đó, xe tiếp phẩm đã chở các mặt hàng đến trường vào 21 giờ.
Về số thực phẩm phản ánh không đảm bảo gồm 4 củ cả rốt, một ít cải thảo dập nát đã được loại bỏ trước khi chế biến. Đồi vói giò chả có giá thành thấp, phòng GD&ĐT quận và nhà trường ghi nhận và thay đổi nhà cung cấp.
Về nội dung phản ánh học sinh có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, nhà trường khẳng định trong thời gian qua chưa tiếp nhận thông tin phản ánh nào liên quan đến vấn đề ngộ độc thực phẩm của học sinh. Nếu có nhà trường sẽ có trách nhiệm phối hợp.
Về vấn đề an toàn thực phẩm, nhà trường đã được Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP kiểm tra vào 13-10 và kết luận: cơ sở đã xuất trình giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; có hồ sơ khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên; có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc sản phẩm; tại thời điểm kiểm tra, đoàn chưa phát hiện hành vi vi phạm. Khi sự việc xảy ra tại trường, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Tp đã kiểm tra, kết quả thực đơn khẩu phần ăn của các em và chứng từ hóa đơn, nguyên liệu, hàng hóa nhập vào trường phù hợp, thời điểm các em ăn đúng với thực đơn của trường đã duyệt, có lưu mẫu theo quy định.
Hợp đồng cung cấp suất ăn trường học được ký có giá 30.000 đồng/ngày gồm 1 bữa chính và 1 bữa phụ. Về cơ bản, đơn vị nấu ăn đã cố gắng cân đối giữa giá thành và chất lượng. Tuy nhiên một số bữa ăn còn đơn điệu cần khắc phục.
Từ sự việc diễn ra tại trường Trần Thị Bưởi, chiều tối 2-11, phòng GD&ĐT quận 9 đã tổ chức cuộc họp khẩn đối với Hiệu trưởng các trường học trên địa bàn để rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức, quản lý bếp ăn bán trú.
Tối 3-11, lãnh đạo phòng GD&ĐT quận, lãnh đạo phường Phước Long B, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Thị Bưởi cùng giám đốc công ty cung cấp suất ăn đã xin lỗi và nhận trách nhiệm về những sự cố đáng tiếc.
Bên cạnh đó, thông tin đến phụ huynh hướng khắc phục như thay đổi đơn vị cung cấp thực phẩm, thống nhất phụ huynh về quy trình phối hợp trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm và chất lượng bữa ăn; tạo điều kiện Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng tham gia lựa chọn đơn vị nấu ăn.
Thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra toàn diện trường
17 giờ ngày 4-11, lãnh đạo UBND quận, phòng GD&ĐT quận, phường Phước Long B và Hiệu trưởng nhà trường đã có buổi đối thoại với Ban Đại diện Cha mẹ học sinh để ghi nhận ý kiến.
Sau khi nghe ý kiến tại cuộc họp, lãnh đạo UBND quận đã chỉ đạo một số vấn đề cần giải quyết.
Học sinh trường Tiểu học Trần Thị Bưởi trong bữa ăn bán trú tại trường vào trưa 3-11. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Nhà trường phải đảm bảo ổn định hoạt động dạy và học, không để ảnh hưởng đến việc học của học sinh;
Thay đổi nhà cung cấp thực phẩm sang Công ty C., nhà cung cấp gia vị sang Công ty H.. Thức ăn bán trú phải đảm bảo an toàn thực phẩm, có xuất xứ rõ ràng, chất lượng phải đảm bảo dinh dưỡng. Nhà trường công khai khẩu phần ăn hàng ngày bằng hình ảnh gửi cho phụ huynh học sinh và có thông báo thực đơn tại cổng trường để phụ huynh theo dõi.
Trường và Ban Đại diện cha mẹ học sinh bàn bạc xem xét về việc thay đổi đơn vị nấu ăn, tổ chức đấu thầu công khai đơn vị nấu ăn mới, ký hợp đồng nấu ăn giữa ba bên (nhà trường, cha mẹ học sinh và đơn vị nấu ăn) đảm bảo tăng cường giám sát.
Trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh gắn camera trong khu vực nhà bếp, nhà ăn giám sát từ khâu nhập liệu đến khâu chế biến và phân chia khẩu phần ăn bằng nguồn xã hội hóa.
Trường bàn bạc với Ban đại diện cha mẹ học sinh để đổi nước uống hiện tại sang loại nước uống tốt hơn.
Các khoản thu hộ - chi hộ nhà trường cần minh bạch cụ thể từng nguồn thu để phụ huynh giám sát.
UBND quận thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra toàn diện đối với nhà trường về công tác bán trú, tinh thần thái độ của cán bộ, viên chức nhà trường, làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan và trách nhiệm của nhà cung cấp thức ăn để xử lý trách nhiệm theo quy định.
Giao phòng GD&ĐT tham mưu mở các lớp tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ người lao động làm bảo mẫu.
Ban giám hiệu nhà trường quán triệt đến giáo viên và nhân viên nhà trường tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng phân biệt đối xử học sinh trong nhà trường.
Đối với sự việc tại trường Tiểu học Trần Thị Bưởi, Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị UBND quận 9 chỉ đạo, thành lập tổ...
Nguồn: [Link nguồn]