Vô tình biến con trở thành người biếng nhác vì kiểu yêu thương không đúng cách của bố mẹ

Sự kiện: Dạy con

Hết lòng chăm lo cho con với mong muốn con sớm trưởng thành, tự tin và sống tự lập. Thế nhưng, do không tập cho con "tự đi bằng đôi chân" nên nhiều đứa con dù “đủ lông đủ cánh” vẫn lười biếng, sống ỉ lại vào cha mẹ.

Sau đây là 5 kiểu yêu thương con cha mẹ nên tránh khi nuôi dạy con:

1. Luôn quyết định hộ con

Con không có nhu cầu tìm kiếm mục tiêu sống và phấn đấu vì nó. Bởi mọi thứ đã có bố mẹ quyết định rồi. Từ việc học trường nào, ăn món gì, cư xử với chị em phải ra sao, mặc đồ như thế nào, sau này con phải làm nghề gì mới thành công, có địa vị.

Nếu các bậc phụ huynh quá bao bọc con như vậy thì việc gì con cần phải nghĩ tới mục tiêu sống?! Chúng trông chờ, ỉ lại bố mẹ sẽ nghĩ sẵn cho mình. Ngày qua ngày, con dần trở thành con nhộng ở trong kén. Và việc của nhộng là ngủ!

2. Đáp ứng mọi đòi hỏi của con

Một trong những sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ khi đó là chiều con như "vua". Bất cứ thứ gì con đòi hỏi, cha mẹ đều đáp ứng, kể cả đó là việc rất khó khăn đối với họ.

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng họ đã nghèo rồi thì cần phải cho con những thứ tốt nhất. Nhưng nếu gia đình không khá giả, lại cố để chiều tất cả ý muốn của con thì sớm muộn con cũng sẽ tự tung tự tác, làm cha mẹ rất mệt mỏi, phiền lòng khi lớn lên.

3. Không cổ vũ động viên, lắng nghe quan điểm của con

Con ít khi được cổ vũ hãy thử sức làm điều con thích, hay thử bày tỏ quan điểm của con cho bố mẹ nghe.

Vì vậy, hãy để con biết bạn thực lòng quan tâm những hành động bất thường của con. Đầu tiên, hãy kết nối từ những vấn đề trẻ quan tâm như sở thích cá nhân, cuốn sách yêu thích, môn học yêu thích. Sau đó, cùng trẻ thảo luận vấn đề không thích hoặc thường trì hoãn thực hiện.

Điều này giúp trẻ nhận ra cha mẹ luôn thực tâm quan tâm, tôn trọng ý kiến và sở thích của chúng. Từ đó, các em sẽ mở lòng hơn, chia sẻ những vấn đề cá nhân.

4. Lo mọi việc cho con

Sự thật này là hiển nhiên và các bậc cha mẹ đều hiểu điều đó, nhưng nhiều bậc cha mẹ vì thương con hoặc có tâm lý ép buộc nên tự mình giải quyết việc của con cái mà không đợi con tự làm. Khi đó, đứa trẻ sẽ không còn cơ hội để giải quyết công việc của riêng mình.

Cứ như vậy lâu ngày, trẻ sẽ không thành thạo các kỹ năng sống và khả năng giải quyết công việc mà cứ phải ỷ lại vào cha mẹ. Chúng sẽ ngày càng thiếu kỹ năng thực hành, lâu dần sẽ trở nên lười biếng và hay trì hoãn.

Cha mẹ thiếu lòng tin vào con cái như vậy không thể nuôi dạy những đứa trẻ chăm chỉ và có năng lực. Họ không những không cho con cái trưởng thành mà còn đang hủy hoại tương lai của con mình.

5. Không hướng dẫn con xây dựng kế hoạch làm việc

Con chưa bao giờ được bố mẹ đặt cho những câu hỏi định hướng như: Lớn lên con thích trở thành ai? Và bố mẹ không hướng dẫn con nên làm gì trước, làm gì sau, các con đôi khi không biết nên phải bắt tay vào làm, con sẽ thấy ngại.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cha mẹ nên làm gì?

Những năm gần đây, nhận thấy lỗ hổng trong nuôi dạy con cái, nhiều bậc cha mẹ đã thay đổi tư duy, nới lỏng vòng tay ôm ấp và khuyến khích con tham gia các chương trình dã ngoại, học kỹ năng sống. Thế nhưng, phép màu không đến từ một khóa học ngắn hạn mà đòi hỏi cả quá trình rèn luyện, giúp con tự tin, sống tự lập.

Cha mẹ thời hiện đại chuẩn bị những kỹ năng cần thiết nào để con tự tin, tự lập và thích ứng với thế kỷ 21 phát triển nhanh nhưng đầy biến động, thách thức? Đó là vấn đề đặt ra và không dễ thực hiện nếu cha mẹ không thay đổi tư duy, cách nuôi dạy con theo hướng hiện đại, tích cực.

Theo các chuyên gia tâm lý và giáo dục, một bộ phận giới trẻ ngày nay bị ví như "gà công nghiệp" là do cách giáo dục, nuôi dưỡng sai lầm của chúng ta. Từ mái nhà đến môi trường học đường đều muốn học sinh phải ngoan ngoãn nghe lời, phải đi theo khuôn mẫu đúc sẵn, chạy theo ý đồ, bệnh thành tích của người lớn. Áp lực học hành, nhồi nhét kiến thức đã biến các em thành những chú gà chỉ biết mổ thóc - kiến thức thật nhiều và có ít thời gian vui chơi, giải trí, trải nghiệm thực tế, cảm nhận cuộc sống xung quanh.

Thậm chí các em không dám vùng vẫy, không dám ước mơ, không dám làm những điều mình thích. Cứ thế, lớn lên theo định hướng của cha mẹ, học hành theo khuôn đúc của nhà trường, thầy cô, nhiều em mất tự tin, không hiểu rõ bản thân muốn gì, sẽ làm được gì.

Theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lý: "Hãy cho con biết con là ai? Con sẽ tự biết phải làm gì tốt nhất". Như thế phải gieo niềm tin cho con, phải khuyến khích con tự làm được những việc nhỏ nhất để ý thức về trách nhiệm của mình với cuộc sống. Tuy nhiên, điều này không đơn giản, đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm của cha mẹ. Để giúp con tự tin bước vào đời thì phải vạch lộ trình lâu dài, giúp con leo dần lên các bậc thang, đến khi vững vàng chạm nấc cuối cùng - trưởng thành. Nếu được trang bị hành trang tự tin, tự lập và kỹ năng sống tốt thì con sẽ dễ dàng hội nhập, thích ứng nhanh với môi trường sống và làm việc đa quốc gia như hiện nay.

Nguồn: [Link nguồn]

Có 1 kỹ năng mà chuyên gia đến từ đại học Stanford khuyên cha mẹ thông thái nên dạy con từ sớm nhưng rất nhiều người không để ý

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN