Vợ đi làm để con trai ở nhà cho chồng chăm, xem camera thấy cảnh tượng trên giường ngủ mà giận run người

Sự kiện: Giáo dục

Bà mẹ không kiềm chế được sự tức giận.

Ở hầu hết các gia đình, giữa mẹ và bố thì người mẹ luôn khéo léo, chu toàn hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái. Ngược lại người bố trong ấn tượng của mọi người thường rất vụng về, không đáng tin cậy mỗi khi được giao phó trọng trách chăm con phụ vợ. Trên thực tế, có không ít cảnh tượng "dở khóc dở cười" của ông bố khi ở nhà cùng con những lúc vợ đi vắng.

Đơn cử như đoạn video được một bà mẹ ở Trung Quốc chia sẻ trên mạng xã hội gần đây, đã thu hút sự chú ý của mọi người. Cụ thể, chị Cao Vân tâm sự rằng, ngày hôm đó, vì bản thân có việc bận nên phải ra ngoài, nhờ chồng trông con hộ mình. Từ trước đến nay, người chồng không thường xuyên dành thời gian cho con, mà hầu hết các vấn đề liên quan đến con cái đều do một tay chị đảm nhận.

Vợ đi làm để con trai ở nhà cho chồng chăm, xem camera thấy cảnh tượng trên giường ngủ mà giận run người - 1

Vợ đi làm để con trai ở nhà cho chồng chăm, xem camera thấy cảnh tượng trên giường ngủ mà giận run người - 2

Thấy cảnh tượng con trai hoá "bảo mẫu", phục vụ người bố lười biếng khiến bà mẹ giận run người.

Sau khi ở bên ngoài khá lâu, chị Cao Vân cảm thấy không an tâm khi giao con cho người chồng thiếu kinh nghiệm của mình, nên đã liên tục kiểm tra camera giám sát trong nhà qua điện thoại. Lúc này, những hình ảnh được camera ghi lại khiến chị Cao Vân rất bất ngờ. Nhờ chồng trông con hộ, ấy thế mà chồng lại phè phỡn, lười biếng nằm trên giường bấm điện thoại. Thậm chí còn bảo con trai nhỏ gần 3 tuổi đút dưa hấu ăn.

Tận mắt nhìn thấy cảnh tượng này, chị Cao Vân không kiềm chế được cảm xúc, vừa tức giận chồng vì vô trách nhiệm, nhưng cũng vừa thấy thương, buồn cười khi biết cậu con trai nhỏ lại cực kỳ đáng yêu, hiểu chuyện như thế. Được bố sai bảo, thằng bé rất vui vẻ, nhiệt tình với công việc "bảo mẫu" của mình, vừa chăm chú đút ăn, lại còn cẩn thận lau miệng cho bố. Như thế này thì chưa cần lớn, bố mẹ đã sớm được nhờ rồi!

Vợ đi làm để con trai ở nhà cho chồng chăm, xem camera thấy cảnh tượng trên giường ngủ mà giận run người - 3

Vợ đi làm để con trai ở nhà cho chồng chăm, xem camera thấy cảnh tượng trên giường ngủ mà giận run người - 4

Ai thấy cảnh này cũng "dở khóc, dở cười" vì cậu nhóc cực kỳ đáng yêu, nhiệt tình chăm bố.

Ngay khi bài chia sẻ của chị Cao Vân được đăng trên diễn đàn hội các ông bố bà mẹ, nó đã nhanh chóng nhận về lượng tương tác khủng. Có không ít ý kiến trái chiều được đưa ra, nhiều người cảm thấy hài hước, khoái chí với cảnh chăm con "cười ra nước mắt" của ông bố, dành những lời khen ngợi có cánh dành cho cậu con trai "đáng đồng tiền bát gạo" này. Nhưng ngược lại, cũng có một số bố mẹ khác bày tỏ thái độ bất bình, không đồng tình với việc làm của ông bố, vì cho rằng như thế là thiếu trách nhiệm, trong trường hợp này, là con chăm bố chứ không phải là bố đang chăm con.

Thực tế cuộc sống hàng ngày, tình huống như trên không quá hiếm gặp, thậm chí còn khá quen thuộc trong nhiều gia đình. Các ông bố vì bận rộn với công việc kiếm tiền ở bên ngoài, mà thoái thác trách nhiệm chăm sóc con cái cho người vợ. Điều này khiến cho những ông bố không có cơ hội được học tập và tích luỹ kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con trẻ. Đó là lý do mà khi các bà mẹ giao con cho người bố trông hộ, đều cũng sẽ mang tâm lý bất an, lo lắng, không thể đặt trọn lòng tin của mình đối với chồng.

Nhưng theo các nghiên cứu về tâm lý, giáo dục gia đình, việc chăm sóc và nuôi dạy con cái không nên chỉ do người mẹ hoàn toàn gánh vác, mà người bố cũng cần phải tham gia vào quá trình này. Bởi sự đóng góp, đồng hành của người bố sẽ mang lại nhiều hiệu ứng tích cực sau đây:

Vợ đi làm để con trai ở nhà cho chồng chăm, xem camera thấy cảnh tượng trên giường ngủ mà giận run người - 5

Vợ đi làm để con trai ở nhà cho chồng chăm, xem camera thấy cảnh tượng trên giường ngủ mà giận run người - 6

Phát triển kỹ năng xã hội và quan hệ gia đình

Sự tham gia của người bố trong việc chăm sóc con cái tạo ra cơ hội, để xây dựng quan hệ gia đình chặt chẽ hơn. Bố và con có thể dành thời gian chơi đùa, tham gia vào hoạt động hàng ngày và xây dựng kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội và hợp tác. Điều này tạo ra một môi trường ổn định và yêu thương, giúp trẻ phát triển sự tự tin và khả năng xây dựng mối quan hệ lành mạnh với mọi người xung quanh.

Vợ đi làm để con trai ở nhà cho chồng chăm, xem camera thấy cảnh tượng trên giường ngủ mà giận run người - 7

Tăng cường sự phát triển tư duy và sáng tạo

Sự tham gia của người bố trong việc chăm sóc con cái mang đến một góc nhìn mới, và cung cấp các trải nghiệm, cũng như những hoạt động khác nhau cho trẻ. Điều này thúc đẩy phát triển tư duy, sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ. Bố có thể đưa ra những thách thức mới, khuyến khích trẻ tìm hiểu và khám phá, từ đó thúc đẩy các kỹ năng này ngày càng được trau dồi mạnh mẽ.

Vợ đi làm để con trai ở nhà cho chồng chăm, xem camera thấy cảnh tượng trên giường ngủ mà giận run người - 8

Hỗ trợ sự phát triển về mặt cảm xúc

Người bố thường có cách tiếp cận khác nhau trong việc xử lý cảm xúc, và giải quyết vấn đề so với người mẹ. Sự tham gia của người bố trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái giúp trẻ học cách nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của mình. Bố có thể mang đến sự ổn định, kiên nhẫn và cách tiếp cận khác để giúp trẻ xử lý các tình huống khó khăn, đồng thời tạo ra một môi trường an toàn để trẻ tự do thể hiện và chia sẻ cảm xúc.

Vợ đi làm để con trai ở nhà cho chồng chăm, xem camera thấy cảnh tượng trên giường ngủ mà giận run người - 9

Tạo sự cân bằng trong vai trò công việc và gia đình

Khi người bố tham gia vào quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái, nó sẽ tạo ra sự cân bằng giữa vai trò công việc và gia đình. Điều này giúp xây dựng một môi trường gia đình ổn định, từ đó tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của trẻ. Việc chia sẻ trách nhiệm, thời gian chăm sóc con cái giữa bố và mẹ, giúp giảm áp lực và thiết lập một môi trường an toàn, cũng như hỗ trợ lành mạnh, hiệu quả cho cả bố mẹ lẫn con cái.

Cha mẹ cần làm gì để kiềm chế được tính nóng nảy và tạo kỷ luật cho con mình?

Việc cha mẹ la mắng con cái có xuất phát điểm từ việc lo lắng cho con nhưng cách thể hiện lại không đúng, gây áp lực và tâm lý đến trẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo CHI CHI ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN