Vì sao trẻ không thích học? Các chuyên gia tiết lộ sự thật bất ngờ
Trẻ không thích học, nổi loạn, thiếu tập trung, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái khó khăn… là những vấn đề phổ biến trong việc giáo dục con cái mà hầu hết các gia đình mắc phải.
Trên thực tế, tất cả những hành vi này của trẻ đều liên quan đến sự phát triển của não bộ. Cha mẹ cần hiểu cấu tạo của não bộ, nắm vững quy luật phát triển của nó, từ đó các vấn đề của con cái sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.
Năm 1848, Gage (25 tuổi) là quản đốc của một công ty đường sắt ở Vermont, Mỹ, đó là một chàng trai trẻ có năng lực xuất chúng và bản lĩnh. Vào một ngày nọ, anh không may gặp tai nạn khi làm việc, bị một thanh sắt xuyên qua má trái lên tận đầu. Tai nạn khủng khiếp này khiến mọi người đều nghĩ anh sẽ chết.
Thật kỳ diệu, Gage đã vượt qua tử thần, hồi phục một cách thần kỳ nhưng tính khí lại thay đối 180 độ. Từ một chàng trai điềm đạm, anh trở nên hung dữ và ưa bạo lực.
Nhiều người thắc mắc tại sao anh bị thanh sắt xuyên qua đầu vẫn sống sót và tính cách lại thay đổi. Để làm rõ những câu hỏi này, Gage hứa cho các nhà khoa học mổ xẻ để nghiên cứu bộ não của mình sau khi chết. Hộp sọ và thanh sắt của Gage vẫn được lưu giữ trong bảo tàng của Trường Y Harvard.
Kết quả nghiên cứu sau đó đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của khoa học não bộ con người.
1. Thuyết “não bộ ba”
Paul D. McLean là một nhà thần kinh học làm việc tại Trường Y Yale và Viện Y tế Quốc gia. Năm 1960, ông đưa ra thuyết “não bộ 3” gây chấn động.
Theo quan điểm của ông, bộ não con người được chia thành 3 phần, gọi là não bộ ba (triune brain): não bò sát (não trong), não động vật có vú (não giữa), não linh trưởng (não ngoài).
Ba bộ não này được nối với nhau bằng dây thần kinh, giữa chúng không có mối quan hệ cấp trên - cấp dưới mà mỗi bộ phận thực hiện nhiệm vụ riêng của mình.
- Não bò sát
Dựa trên thuyết tiến hóa của Darwin, con ngừng từng trải qua một thời kỳ giống như bò sát. Con người khi sinh ra đã có não bò sát, hoàn thiện trong thời kỳ bào thai, nó hình thành như một bộ phận mang tính kế thừa, có tính bẩm sinh.
Đây là lý do tại sao trẻ sơ sinh có thể thở, cảm nhận nhiệt độ, đói, ướt, đau khi được sinh ra trên thế giới này... Sự phát triển của bộ não bò sát có thể đảm bảo sự sống còn cơ bản của con người.
Khi Gage bị một thanh sắt đâm xuyên qua đầu, anh vẫn sống sót vì thanh sắt không làm tổn thương não bò sát, vốn là "trung tâm của sự sống".
- Não động vật có vú
Tất cả các loài động vật sống theo bầy và kiếm ăn cho con non đều có bộ não này. Nó liên quan đến cảm xúc, chủ yếu chịu trách nhiệm về sự thèm ăn, ham muốn tình dục, trí nhớ ngắn hạn…
Sự tồn tại của bộ não động vật có vú có tác động lớn đến các lựa chọn và quyết định hằng ngày dù lớn hay nhỏ. Con người thích ăn gì, thích nghe nhạc gì, thích vẽ tranh hay đi dạo, thích làm bạn với ai, ghét ai nhất...
Bộ não của động vật có vú phát triển nhanh chóng sau khi sinh, đặc biệt là trong vòng 2-3 năm đầu đời. Hơn nữa, nó phát triển thông qua việc các tế bào thần kinh được kích hoạt lặp đi lặp lại, bộ não sẽ ghi nhớ mô hình đó.
Ví dụ, nếu bạn luôn cảm thấy an toàn và được yêu thương, bộ não sẽ rất giỏi trong việc khám phá, chơi đùa, rất nhạy bén trong việc việc cảm nhận sự sợ hãi và bị bỏ rơi.
Bộ não của động vật có vú bị ảnh hưởng bởi gen và kinh nghiệm sống của chính đứa trẻ. Bất cứ điều gì xảy ra với trẻ sơ sinh, những trải nghiệm này sẽ khắc ghi vào bộ não động vật có vú.
Trong lĩnh vực khoa học não bộ, não bò sát và não động vật có vú được gọi chung là não cảm xúc, là trung tâm của hệ thống thần kinh trung ương, chiếm 70% toàn bộ não.
- Não linh trưởng
Trái ngược với não cảm xúc là não linh trưởng.
Bộ não linh trưởng bao gồm 3 phần: thùy trán, chẩm và thùy đỉnh. Trong đó, thùy trán chịu trách nhiệm cho các chức năng duy nhất của con người là phán đoán hợp lý, ra quyết định đúng đắn, lập kế hoạch, dự đoán, kiểm soát và các khả năng khác.
Nhắc về Gage, nguyên nhân gốc rễ của sự thay đổi tính khí của anh là do chấn thương não linh trưởng, khiến anh không thể kiểm soát được hành vi và làm chủ các quyết định của mình.
Những vấn đề thường xảy ra ở trẻ em liên quan tới thùy trán
Các nhà khoa học về não bộ đã phát hiện ra rằng, thùy trán kiểm soát khả năng ngôn ngữ, tư duy trừu tượng của trẻ, khiến chúng biết suy nghĩ hợp lý hơn. Một người có thùy trán phát triển mạnh sẽ có khả năng học tập và kiểm soát cảm xúc.
Trên thực tế, thùy trán sẽ không phát triển mạnh cho tới khoảng 25 tuổi. Cùng với sự phổ biến của các sản phẩm điện tử, độ tuổi trưởng thành của thùy trán bị trì hoãn nhiều. Vì thế, chúng ta có cảm giác thời kỳ nổi loạn của trẻ em ở tuổi vị thành niên kéo dài rất lâu.
Thùy trán trưởng thành khác nhau ở bé trai và bé gái
Độ tuổi trưởng thành của thùy trán giữa nam và nữ khác nhau, nam khoảng 30 tuổi, nữ khoảng 24 tuổi. Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy giữa nam và nữ? Điều này có thể liên quan đến các yếu tố tiến hóa.
Phụ nữ có thể sinh con khi đến tuổi trưởng thành về sinh lý. Nếu thùy trán chưa trưởng thành và chưa có khả năng phán đoán thì khó có thể nuôi con theo bản năng. Để có thể nuôi con thành công, thùy trán của phụ nữ cần trưởng thành sớm hơn.
Trong thời kỳ tiến hóa, đàn ông thường chịu trách nhiệm săn bắt, điều này đòi hỏi sự nhạy bén hơn là khả năng phân tích hợp lý, một khi phát hiện ra nguy hiểm theo bản năng sẽ chạy trốn ngay lập tức. Vì vậy, não cảm xúc của nam giới phát triển hơn thùy trán.
Học thêm nhiều, áp lực nhiều, ức chế sự phát triển của thùy trán.
Nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Sacred Heart thuộc Đại học Hallym, Hàn Quốc đã công bố kết quả một nghiên cứu: Trẻ càng đi học thêm nhiều thì căng thẳng càng lớn, từ đó tiết ra hormone cortisol, đồng thời khiến não bò sát hoạt động tích cực hơn, dẫn tới khả năng bị trầm cảm, bạo lực cao hơn.
Trong trường hợp bình thường, máu sẽ chảy đều lên não bò sát, động vật có vú, linh trưởng, lúc này trẻ không chỉ ngoan ngoãn, đọc thông viết thạo mà còn không đánh nhau... Nhưng một khi chúng cảm thấy căng thẳng, thì đây là vấn đề.
Khi áp suất cao, nhịp tim cũng sẽ trở nên nhanh hơn, não bò sát điều khiển tim sẽ hoạt động, máu vốn nên được phân bổ đều khắp não sẽ tập trung về não bò sát. Máu tập trung ở não bò sát và thùy trán của não linh trưởng dẫn tới thiếu máu cục bộ.
Một đứa trẻ có não bò sát hoạt động quá mức sẽ thường xuyên nói "con chán quá", khi được hỏi “tại sao con làm thế”, chúng sẽ trả lời hờ hững “con không biết”.
Điều đáng sợ hơn là nếu não bò sát luôn hoạt động, thùy trán đóng vai trò quan trọng trong khả năng học tập và hình thành nhân cách có thể bị tổn thương, tạo thành một vòng luẩn quẩn khó tránh khỏi.
Để kích hoạt thùy trán của trẻ phát triển, cha mẹ nên làm 3 điều:
- Cho trẻ làm những điều mình thích để tạo ra nhiều chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine, endorphin, đây đều là những hormone hạnh phúc.
- Ở bên những người mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và hạnh phúc.
- Rèn luyện thói quen đọc sách và học ngoại ngữ.
Hóa ra có một cách đơn giản, khoa học và tiết kiệm chi phí để giúp trẻ thông minh hơn, đó chính là trò chuyện với trẻ.
Nguồn: https://vietnamdaily.kienthuc.net.vn/doi-song-24h/vi-sao-tre-khong-thich-ho...