Vì sao nhiều du học sinh 'sợ' không dám về nước ăn Tết

Sự kiện: Giáo dục

Không phải du học sinh trốn không về nước để đi du lịch mà họ bị sợ những câu hỏi vô duyên, sợ bị xoi mói đến nỗi chẳng dám về ăn Tết nữa.

Dịp Tết là dịp sum vầy hạnh phúc, người người nhà nhà phương xa về quê để đoàn tụ cùng gia đình, nhưng những người lao động ở nước ngoài, những du học sinhthường ít có cơ hội được về Việt Nam ăn Tết. Lý do chính và phổ biến nhất là do trùng lịch học, lịch thi và tiền mua vé về nước quá đắt, bằng cả tiền ăn mấy tháng, số tiền ấy để gửi về mua quà cho bố mẹ còn hơn. 

Tuy nhiên, cũng có vài du học sinh chọn không về nước vì ngại. Ngại những câu hỏi, câu tra khảo kém duyên từ bạn bè, từ họ hàng, từ người thân, từ hàng xóm. Đi du học thực sự vác trên mình trọng trách rất lớn. Người ta cũng xem việc đi du học là một cái gì đó "khang khác" so với người ở nhà. Về nước bị người ta tò mò thì ít mà xoi mói thì nhiều, nên khá đông du học sinh chọn cách ở lại bên đấy, đi du lịch, đi chơi.

Vì sao nhiều du học sinh 'sợ' không dám về nước ăn Tết - 1

Có ý kiến tranh cãi cho rằng tại sao lại vì những lời lẽ, câu hỏi kém sang không liên quan đó mà bỏ qua việc về nước ăn Tết sum vầy cùng gia đình, phải chăng đây là sự nguỵ biện? Nhưng thực ra, nếu là một du học sinh, bị hỏi những câu hỏi đó, bạn sẽ hiểu tại sao du học sinh bị ám ảnh vì những điều vô lý như vậy.

Có du học sinh nêu quan điểm: “Quà, quà, quà và quà. Tại sao mọi người cứ có tâm lý người đi xa về là phải có quà, không có quà là giận, là dỗi, chê người ta keo kiệt, bủn xỉn. Lúc người ta đi sao không tặng quà tiễn biệt, rồi ngày thường sao chẳng hỏi thăm lấy một câu mà nghe tin sắp về là đòi quà nhỉ?”

Vì thế, Tết đến, có du học sinh chẳng buồn ăn Tết với bạn bè, ngồi khóc ru rú ở trong phòng mấy ngày liền. Nghe mấy đứa bạn nấu món này, món kia mà bản thân cứ ngồi lướt qua lướt lại Facebook mà rốt cuộc chẳng hiểu mình đang làm gì nữa. Và họ hẹn năm sau sẽ về.

Vì sao nhiều du học sinh 'sợ' không dám về nước ăn Tết - 2

 

Cựu quán quân Olympia nghĩ gì về Tết?

Là một gương mặt “khó quên” của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, cậu học trò Hà Tĩnh Phan Mạnh Tân, Quán quân mùa thứ 2, giờ là kiến trúc sư phần mềm ở tập đoàn IBM, tập đoàn công nghệ thông tin lớn toàn cầu.

Hiện Tân sống ở Úc, với gia đình nhỏ của mình gồm vợ, cũng là du học sinh, hiện làm ở một công ty tài chính Úc, và 2 con nhỏ - một 6 tuổi và một 2 tuổi, với một cuộc sống rất hạnh phúc.

Chọn một người vợ có nhiều đức tính giống mẹ mình, sống hết mình cho tổ ấm, gìn giữ những giá trị văn hóa Việt cho con cái, là chân dung của chàng quán quân Olympia thành đạt này.

Thế nên, Tết Việt với Tân, có một sự thiêng liêng đến đặc biệt mà những tâm sự dưới đây sẽ giúp bạn hiểu, tại sao với chàng trai này, Tết lại thiêng liêng đặc biệt đến thế.

Vì sao nhiều du học sinh 'sợ' không dám về nước ăn Tết - 3

Gia đình nhỏ ở Úc của Phan Mạnh Tân

Anh Phan Mạnh Tân cho rằng, không riêng gì anh, với tất cả các du học sinh ở đây, luôn có trong mình hình ảnh Việt Nam, hình ảnh gia đình với những gì thân thuộc. Thế nên, đón Tết, dù phải thức khuya để sáng hôm sau đi làm có mệt một chút cũng phải chịu.

Tết với tôi là sự ấm áp, là sự hiếu nghĩa, sự gắn kết nhau hơn của người Việt mình, của sự quần tụ gia đình không dễ có ở những quốc gia khác.

Du học Mỹ không toàn màu hồng như bạn tưởng

Những sinh viên châu Á đang theo học ở nước ngoài đều có được những bài học cuộc sống khắc nghiệt. Từ những mâu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN