Vì sao Hà Nội có điểm số THPT quốc gia thấp hơn các tỉnh?

Bộ GD&ĐT cho rằng, kết quả thi THPT quốc gia cũng là một kênh để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông giữa các địa phương. Tuy nhiên, phân tích phổ điểm của các Sở GD&ĐT cho thấy, có sự chênh lệch giữa các địa phương, đặc biệt tỉ lệ học sinh đạt điểm cao ở các môn đa số nằm ở các địa phương khác ngoài Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa...

Vì sao Hà Nội có điểm số THPT quốc gia thấp hơn các tỉnh? - 1

Giáo viên băn khoăn về chuyện chấm lỏng, chặt giữa các địa phương

Năm nay, Hà Nội có gần 80.000 thí sinh đăng ký dự thi nhưng vắng bóng hoàn toàn điểm 10 ở các môn Văn, Toán, Lịch sử. Thí sinh đạt điểm Văn cao nhất của Hà Nội là 9,5 và chỉ có duy nhất 1 thí sinh và môn Toán điểm cao nhất chỉ dừng lại ở con số 9,6 với số lượng khiêm tôn là 3 bài. Ở môn Văn, lượng thí sinh đạt điểm 9 trở lên cũng chỉ có 72 bài thi. So sánh con số này với tỉnh Nghệ An cho thấy, năm nay địa phương có số lượng thí sinh dự thi ít hơn rất nhiều so với Hà Nội nhưng có tới 134 thí sinh có điểm 9 trở lên và 1.800 bài thi đạt từ 8 điểm trở lên. Trong khi đó, Thanh Hóa có 35.000 thí sinh đăng ký dự thi cũng vắng bóng điểm 10 ở tất cả các môn thi. Điểm thi cao nhất môn Toán ở địa phương này là 9,6 điểm và cũng chỉ có duy nhất 1 thí sinh đạt được; 5 thí sinh đạt 9,4 điểm. Ngoài ra các môn khác chỉ có 35 điểm 9 môn Văn; 23 điểm 9 môn Tiếng Anh, 85 điểm 9 môn Địa lý và 373 điểm 9 môn Giáo dục công dân....

TP HCM có hơn 78.000 thí sinh dự thi, chỉ có duy nhất 1 điểm 10 môn Toán, 19 điểm 10 môn tiếng Anh và 19 điểm 10 môn giáo dục công dân. Các môn thi còn lại vắng bóng điểm 10 và tỉ lệ thí sinh đạt điểm 9 trở lên cũng rất thấp. Cụ thể, môn Toán chỉ có 18 thí sinh, môn Văn có 5 thí sinh, môn Sử có 10 thí sinh và Địa lý có 19 thí sinh...

Theo nhận định của Bộ GD&ĐT, sau khi phân tích phổ điểm và các thông số cho thấy, dạng phổ điểm của tất cả bài thi, môn thi gần với phân phối chuẩn, đặc biệt các môn như Vật lý, Sinh học, Hóa học... Kết quả cho thấy đề thi đã có tính phân loại và phân hóa rõ ràng, đánh giá được năng lực thí sinh và đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra của kỳ thi, thể hiện tính ưu việt của phương án đổi mới thi THPT Quốc gia hướng tới đánh giá năng lực toàn diện của người học, tránh học tủ, học lệch. Trên cơ sở phân tích sâu phổ điểm, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, phục vụ kỳ thi THPT quốc gia những năm tiếp theo. Bộ GD&ĐT cũng cho rằng, kết quả điểm thi THPT quốc gia là kênh thông tin để phân loại chất lượng giáo dục phổ thông ở các vùng miền.

Một giáo viên dạy Ngữ văn trường THPT tại Hà Nội chia sẻ, cô quá bất ngờ khi các địa phương khác có "cơn mưa" điểm 9, thậm chí nhiều thí sinh đạt mức điểm 9,75 nhưng Hà Nội chỉ có duy nhất 1 thí sinh đạt 9,5 điểm. "Ở đâu cũng có học sinh giỏi, đặc biệt, đề thi hay như năm nay là đất cho học sinh giỏi dụng võ thì không thể nghi ngờ chuyện chấm lỏng, chấm chặt giữa các địa phương." - Giáo viên này nói. 

Bộ GD-ĐT công bố phổ điểm Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

Chiều 11/7, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố phổ điểm thi THPT quốc gia 2018.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGUYỄN HÀ ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN