Vì sao giáo dục gia đình ở Đức lại quan trọng trong việc đào tạo ra những thiên tài đạt giải Nobel

Sự kiện: Giáo dục

Không phải ngẫu nhiên mà nước Đức luôn có số người đạt giải Nobel vượt trội hơn nhiều nước khác. Tất cả đều bắt nguồn từ cách dạy con khác biệt ngay từ nhỏ của cha mẹ Đức.

Hầu hết những người đạt giải Nobel đều là người Mỹ, Anh, Đức. Đặc biệt, người Đức đã để lại ấn tượng rất lớn trong mắt mọi người về tính nghiêm túc. Phần lớn những người có tính nghiêm túc đều có thể làm tốt bất kể điều gì. Vậy làm thế nào mà cha mẹ người Đức có thể nuôi dưỡng những đứa trẻ tài năng như vậy? Nguyên nhân được cho là trẻ được giáo dục theo 3 phương pháp sau:

Đề cao sự tự lập

Một trong những điều cực kỳ quan trọng trong cách giáo dục của người Đức đó là tính tự lập ở trẻ. Từ khi trẻ bắt đầu học ăn, chúng có thể gây rắc rối khi làm vương vãi đồ ăn khắp nơi. Trong trường hợp này, không ít cha mẹ chọn cách đút cho con ăn, việc này có thể khiến trẻ ăn nhanh hơn và ít gây ra rắc rối. Thế nhưng, trong tình huống này, theo thời gian sẽ khiến trẻ ngày phụ thuộc vào cha mẹ.

Trẻ em Đức luôn tự lập trong bữa ăn. Ảnh: Laxton Junior School

Trẻ em Đức luôn tự lập trong bữa ăn. Ảnh: Laxton Junior School

Đối với cha mẹ Đức, sự tự lập nên được bắt nguồn từ những việc nhỏ nhặt nhất. Vì thế, họ sẽ chuẩn bị mọi thứ thật tốt để dọn "bãi chiến trường" do con tạo ra. Họ chưa bao giờ đút con cái ăn. Họ cũng tôn trọng ý muốn của trẻ, nếu chúng không muốn ăn thì không được phép ép, nhưng chúng buộc phải chịu trách nhiệm với quyết định không ăn của mình.

Khuyến khích đối mặt với thử thách

Bất kể cha mẹ nào cũng đều không muốn con mình gặp nguy hiểm hay bất trắc nào. Vì thế, họ thường bảo bọc trẻ một cách thái quá. Tuy nhiên, cha mẹ Đức lại thường khuyến khích con mình đối mặt với những thử thách.

Với những đứa trẻ luôn có cha mẹ sẵn sàng làm bất kỳ điều gì, chúng sẽ mãi ở trong vùng an toàn, không muốn thoát ra vòng tay thoải mái của cha mẹ. Khi gặp khó khăn dù lớn hay nhỏ chúng cũng sẽ dễ dàng từ nhỏ.

Khuyến khích con cái đối mặt với những thách thức. Ảnh: Dailymail

Khuyến khích con cái đối mặt với những thách thức. Ảnh: Dailymail

Một ví dụ nhỏ chứng minh cách người Đức dạy con đáng để học hỏi theo. Đó là trên một chuyến bay, có một đứa bé rất nghịch ngợm và ồn ào. Thế nhưng cha mẹ của cậu bé không mắng cũng không giận dữ, thay vào đó họ nói: "Bây giờ con đã 4 tuổi rồi, con có thể hiểu được những điều mình làm đang ảnh hưởng tới người khác. Con hãy chịu trách nhiệm cho hành động của mình". Cuối cùng, đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn và ngồi im suốt chuyến đi.

Ngoài ra, nhiều gia đình ở Đức cho phép con mình nuôi thú cưng. Mục đích của việc này là để trẻ học cách chăm sóc, có tinh thần trách nhiệm. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến tính cách của một đứa trẻ.

Không chỉ giáo dục trẻ ở nhà mà còn tạo điều kiện học tập thực tế

Trên thực tế, người Đức giáo dục trẻ em không chỉ có ở nhà và trường học, mà còn ở các trường chuyên biệt. Mẫu giáo Đức không dạy trẻ về học tập, nhưng đặt nền tảng cho trẻ phát triển, chẳng hạn như nuôi dưỡng thói quen sinh hoạt tốt và biết cách làm thế nào để nhờ cảnh sát hay lính cứu hỏa giúp đỡ.

Trẻ em Đức thường được học trong môi trường thực tế. Ảnh: Time out

Trẻ em Đức thường được học trong môi trường thực tế. Ảnh: Time out

Tại trường học, mục đích không đơn thuần là mỗi việc học tốt mà nhà trường còn tạo điều kiện cho trẻ vui chơi. Trẻ không chỉ chơi với bạn bè trong lớp mà chúng còn được đưa đến những nơi đặc biệt khác như bệnh viện, đồn cảnh sát..., để chúng có thể hiểu được công việc ở mọi tầng lớp.

Cha mẹ Việt không cần phải bắt chước hoàn toàn mô hình giáo dục của người Đức. Xét cho cùng, tùy vào từng môi trường mà có những phương pháp giáo dục áp dụng khác nhau cho từng đứa trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ Việt có thể lấy cảm hứng từ giáo dục Đức, thay đổi phần nào trong quan niệm bảo thủ cách dạy con của mình hiện nay.

Tại sao giáo dục Phần Lan lại để trẻ phải nếm mùi thất bại liên tục?

Nền giáo dục Phần Lan luôn khiến mọi người trên thế giới ngưỡng mộ và muốn học hỏi theo. Cách giáo dục của người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN