Tuyệt chiêu giúp bố mẹ "đối phó" với trò ăn vạ của con

Sự kiện: Dạy con

Thông thường, trẻ rất biết chọn thời điểm ăn vạ nào để dễ "thu phục” được cha mẹ nhất. Những lúc này người lớn nên làm gì để giải quyết?

Tình trạng lăn ra ăn vạ của trẻ em có thể xảy ra bất kỳ lúc nào cho dù bạn là “bà mẹ của năm” hay là một bà mẹ nghiêm khắc nhất. Hầu hết trẻ em dưới 2 tuổi chưa được phát triển về mặt nhận thức đủ để hiểu các lý do, vì vậy khi điều gì đó khiến cho chúng không hài lòng, lũ trẻ sẽ ăn vạ. Và thông thường trẻ cũng rất nhạy bén một cách bản năng ăn vạ vào thời điểm nào dễ "thu phục” được cha mẹ nhất. Để kiểm soát tính hay khóc mếu và làm cho trẻ nhanh bình tĩnh lại, các phụ huynh hãy thử 5 mẹo dưới đây.

Tuyệt chiêu giúp bố mẹ "đối phó" với trò ăn vạ của con - 1

1. Thay đổi chủ đề

Trẻ tuy còn chưa có nhiều nhận thức và hay dỗi hờn nhưng cũng rất hay quên. Nếu con đòi hỏi một thứ gì đó mà bạn không thể đáp ứng hoặc không muốn nuông chiều theo ý của chúng, thay vì quát mắng, đe nẹt hãy tìm cách đổi chủ đề. Ví dụ con bạn thích xem phim hoạt hình Disney, hãy ngay lập tức kể về một nhân vật trong bộ phim mà bé thích nhất. Hoặc nếu bé thích ăn một món ăn vặt nào đó, hãy miêu tả bữa xế bạn sẽ làm món đó cho bé ăn… Trẻ sẽ quên ngay vài phút trước chúng đang đòi thứ gì, và dễ dàng bị hấp dẫn bởi chủ đề mà chúng ưa thích. Bằng cách này bạn sẽ giúp trẻ giữ lại nụ cười trên môi và không lăn ra khóc lóc nữa.

2. Cười

Hãy cẩn thận khi sử dụng chiêu này, bởi nó có thể phản tác dụng. Một số trẻ thậm chí còn trở nên cáu giận hơn vì chúng nghĩ bạn đang cười nhạo chúng. Vì thế bạn phải nở nụ cười đúng cách, và nếu “bắt đúng tần số” sẽ khiến trẻ quên rằng mình đang khóc mếu mà sẽ nở nụ cười cùng bạn. Đầu tiên, khi trẻ khóc, bạn hãy cười to lên để gây sự chú ý của trẻ, nhưng đừng nhìn vào trẻ mà nhìn vào bất kỳ một vật nào đó và nói “ ôi nhìn kìa, buồn cười quá”. Ngay khi trẻ tập trung sự chú ý vào vật thể gây buồn cười đó, bạn hãy kể một câu chuyện gây cười về các con vật hay đồ vật nào đó, hoặc cù vào chân, chạm vào mũi trẻ…lúc này trẻ đã quên mình đang muốn gì rồi.

3. Đưa ra cho trẻ các lựa chọn

Logic của trẻ không phải là luôn luôn dễ hiểu, nhưng một điều chúng luôn muốn đó là được lựa chọn. Khi trẻ khóc đòi, bạn hãy hỏi "Mẹ/ bố giúp được gì con nào? Cho con 3 sự lựa chọn này nhé". Và bạn đưa cho trẻ vài lựa chọn mà bạn có thể kiểm soát được.  Không phải tất cả trẻ em sẽ đáp ứng nhanh chóng và bình tĩnh, nhưng hãy thử xem biết đâu trẻ nhà bạn lại đồng ý.

4. Sử dụng một hệ thống cảnh báo

Đôi khi nó chỉ cần một sự nhắc nhở nhanh chóng về những gì các quy tắc là có thể khiến một số trẻ em để thoát khỏi cơn giận. Nếu bạn đã nói rõ những hậu quả là những hành vi sai trái khác nhau (và bạn đã làm theo đúng vào những khi cần thiết), hãy đưa ra cảnh báo. Có thể đếm đến ba hoặc cho họ nhìn thấy hình phạt. Sự khiêm túc của bạn dù thế nào cũng sẽ khiến trẻ chột dạ và từ từ dừng dấu hiệu leo thang cơn giận dữ.

5. Tham gia ăn vạ cùng trẻ

Khi mọi thứ không thành công, hãy tham gia với trẻ! Tất nhiên, chúng ta chỉ sử dụng chiến thuật này ở nhà (cho đỡ xấu hổ) nhưng nó khá hiệu quả.  Bạn cũng lăn ra sàn nhà, dậm chân, nhắm mắt lại và khóc toáng lên. Hầu hết mọi đứa trẻ sẽ sửng sốt nhìn chúng ta như  thể chúng ta bị điên, nhưng nó khiến chúng dừng lại.

Hiệu quả đến khó tin: 1 câu hỏi duy nhất giúp con hết cáu gắt, ăn vạ

Câu hỏi đơn giản giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian, giúp con cái linh hoạt và tự tin hơn trước các vấn đề gặp phải trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Châu (Theo familyshare) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN