Tuyển sinh không phân tuyến: Đừng để học sinh đi học quá xa

Sự kiện: Giáo dục

Theo dự thảo kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2023-2024, TP HCM sẽ thực hiện thí điểm tuyển sinh không phân tuyến đối với lớp 1, lớp 6 tại 3 địa phương là quận 8, Tân Bình và TP Thủ Đức.

Nếu được UBND TP HCM chấp thuận, năm học 2023-2024, 3 địa phương tại thành phố sẽ thí điểm tuyển sinh theo chỗ ở thực tế. Hiện Sở GD-ĐT thành phố sẽ làm việc với UBND các địa phương thực hiện thí điểm để thống nhất chủ trương.

Nói rõ hơn về phương thức tuyển sinh này, một cán bộ Sở GD-ĐT cho biết việc bố trí chỗ học cho học sinh (HS) lớp 1, lớp 6 sẽ căn cứ vào nơi cư trú thực tế của gia đình các em, không phân biệt hộ khẩu. Nghĩa là HS sẽ được học tại ngôi trường gần với nơi mình ở nhất. Việc bố trí chỗ học như trên sẽ dựa vào hệ thống bản đồ GIS để xác định đoạn đường từ nhà HS đến trường. Cách sắp xếp như trên sẽ loại bỏ được tình trạng HS phải đi học quá xa.

Thực tế lâu nay tại TP HCM, cách tuyển sinh theo địa giới hành chính phường tồn tại nhiều bất cập. Trưởng phòng GD-ĐT một quận tại TP HCM lấy ví dụ, chẳng hạn có những HS nhà ở đối diện trường tiểu học nhưng trường tiểu học trên lại thuộc địa bàn phường khác nên dĩ nhiên không thể được xếp vào trường đó. "Dẫn đến tình trạng các HS đó phải đi học quá xa. Việc khoảng cách từ nhà đến trường xa xôi kéo theo nhiều hệ lụy như điều kiện giao thông không bảo đảm, ảnh hưởng đến sức khỏe HS..." - vị này cho biết.

Ông Trần Khắc Huy, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Bình - một trong 3 địa phương dự kiến thực hiện thí điểm, cho biết nếu được giao thực hiện, ngành GD-ĐT quận sẵn sàng tiến hành các công việc, để làm sao vừa đúng chủ trương của Sở GD-ĐT thành phố vừa bảo đảm quyền lợi cho HS. Theo ông Huy, quận Tân Bình hiện có 26 trường tiểu học và 13 trường THCS trên tổng số 15 phường. Hiện UBND các phường đang tiến hành điều tra số trẻ trong độ tuổi đi học. Sau khi có số liệu, Phòng GD-ĐT sẽ tham mưu các công việc tiếp theo.

Theo lãnh đạo một phòng GD-ĐT thực hiện thí điểm, có thể hiểu việc tuyển sinh không theo phân tuyến như trên là dựa vào bản đồ GIS để xác định cự ly từ chỗ cư trú thực tế của HS đến trường. Căn cứ trên số liệu HS, chỗ ở để phân bổ vào những trường phù hợp theo tiêu chí HS được vào học trường gần nhất. Vị này cũng phân tích về cơ bản sẽ vẫn là HS hộ khẩu phường nào thì được bố trí vào học phường đó. Tuy nhiên, với những trường còn chỉ tiêu tuyển sinh thì tính toán tiếp nhận thêm những HS ở khu vực lân cận, gần trường.

Ông Trần Khắc Huy cho biết nếu thực hiện thí điểm, sau khi có số liệu điều tra từ các phường, Phòng GD-ĐT sẽ rà soát kỹ càng để bảo đảm sự công bằng, chẳng hạn sẽ so dò kỹ trường hợp nào mới cư trú, cư trú thật hay ảo, trường hợp nào là "cư trú tập thể" và tính mốc thời gian cư trú thực tế bao lâu là hợp lý... "Khi có số liệu, các bên sẽ tính toán, điều phối làm sao để bảo đảm chỗ học công bằng, khách quan cho HS" - ông Huy nói. 

”Khai tử” sổ hộ khẩu giấy, tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6 ra sao?

Nhiều phụ huynh băn khoăn, từ đầu năm 2023, khi sổ hộ khẩu chính thức “khai tử” sẽ ảnh hưởng đến việc tuyển sinh vào các lớp đầu cấp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đặng Trinh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN