Tuyển sinh ĐH 2023: Không nên đăng ký quá nhiều kỳ thi
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn lưu ý để tránh quá tải trong mùa tuyển sinh, thí sinh chỉ cần tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và một kỳ thi riêng, không nên tham gia quá nhiều kỳ thi
. Phóng viên: Ngoài phương thức xét tuyển truyền thống, năm nay cả nước có gần 10 trường ĐH tổ chức các kỳ thi riêng. Không ít ý kiến cho rằng thí sinh ngày càng nhiều áp lực khi kỳ thi tuyển sinh riêng mỗi lúc một nhiều. Ông nhận định ra sao về ý kiến này?
Thứ trưởng HOÀNG MINH SƠN
- Thứ trưởng HOÀNG MINH SƠN: Nếu nhìn nhận dưới góc độ thí sinh, việc các trường tổ chức kỳ thi riêng sẽ tạo thêm cơ hội cho thí sinh, em nào mong muốn có thêm cơ hội có thể đăng ký tham gia thêm. Trong khi đó, các trường tổ chức kỳ thi riêng tùy theo nhu cầu tuyển sinh, đặc thù của từng lĩnh vực.
Nói có áp lực hay không thì phải nói rằng các kỳ thi có đặc thù khác nhau, chúng ta vẫn nghe nói có 8-10 kỳ thi nhưng các kỳ thi này phân bổ cả 2 miền, từng vùng miền đã chia ra theo lĩnh vực. Kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa tập trung vào khối khoa học kỹ thuật, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Sư phạm Hà Nội cũng tập trung vào khối ngành sư phạm, trong khi kỳ thi đánh giá năng lực của 2 ĐHQG mang tính phổ quát hơn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã đề nghị các trường dù tuyển sinh theo phương thức nào, sử dụng kết quả các kỳ thi riêng hay dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT… cũng cần đánh giá phân tích tương quan giữa các phương thức, kết quả tuyển sinh, kết quả học tập, từ đó sẽ rút kinh nghiệm, đưa ra các phương thức phù hợp, bảo đảm công bằng cho thí sinh và chất lượng đầu vào.
Tôi cho rằng thí sinh không nhất thiết phải tham gia nhiều kỳ thi. Kỳ thi nào cũng sẽ tập trung đánh giá năng lực, kết quả học tập bậc phổ thông, do đó các em chỉ cần tham gia 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT và 1 kỳ thi riêng là đủ.
Có ý kiến đặt vấn đề có nên tổ chức riêng kỳ thi cho khối ngành y dược. Tôi cho rằng chúng ta đang đặt quá nhiều yêu cầu vào các ngành đặc thù. Tuyển sinh đầu vào ngành y dược cũng dựa trên những môn khoa học cơ bản, không nhất thiết khối y dược sẽ phải tổ chức kỳ thi riêng. Không thể mỗi lĩnh vực lại có 1 kỳ thi riêng, cũng như tiến tới cũng sẽ không có quá nhiều kỳ thi diễn ra, bởi các trường khi tổ chức cũng cần tính đến hiệu quả của kỳ thi. Để tổ chức kỳ thi hiệu quả không hề dễ dàng, cách tốt nhất là các trường hợp tác, liên kết theo nhóm, cùng xây dựng, cùng tổ chức một số kỳ thi, nếu chỉ dừng lại ở 1 - 2 kỳ thi là tốt nhất.
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: ANH YẾN
. Một số cơ sở giáo dục ĐH hiện đã thông báo cho thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển sớm ngay từ thời điểm này, thứ trưởng có khuyến cáo gì?
- Việc xét tuyển chính thức phải chờ kết quả tốt nghiệp THPT và lịch nhập học phải theo quy trình chung của Bộ GD-ĐT để bảo đảm quyền lợi, cơ hội của thí sinh. Bộ GD-ĐT đã nhiều lần nhắc nhở về việc các trường ĐH có thể xét tuyển sớm nhưng không thể yêu cầu thí sinh nhập học chính thức, cũng như không được công bố danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức sớm. Trên thực tế, khi các trường cho thí sinh nhập học sớm, các em sẽ phân vân xem lựa chọn nhập học theo kết quả này hay chờ kết quả thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác. Nhiều thí sinh có thể bỏ lỡ những cơ hội lẽ ra cần ưu tiên hơn. Không có trường nào được ép thí sinh nhập học sớm và các em hoàn toàn có thể đợi đến đợt xét tuyển chung, lựa chọn nguyện vọng ưu tiên nhất. Thí sinh lưu ý không cần nhập học sớm nếu các trường yêu cầu.
. Bộ GD-ĐT sẽ có những điều chỉnh về mặt kỹ thuật để kỳ thi hoàn thiện hơn. Thứ trưởng có thể cho biết những điều chỉnh này tác động thế nào đến thí sinh và các trường ĐH?
- Những điều chỉnh trong năm nay tập trung vào mặt kỹ thuật để giảm thiểu sai sót, bên cạnh đó, các trường ĐH cũng sẽ có thêm dữ liệu tin cậy hơn để xét tuyển. Năm nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo phân tích, thống kê kết quả của các phương thức xét tuyển; đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương thức xét tuyển; loại bỏ các phương thức xét tuyển không hiệu quả. Có phương án xét tuyển để bảo đảm công bằng giữa các phương thức xét tuyển cũng như phải đưa đúng, đủ, chính xác thông tin thí sinh trúng tuyển sớm theo quy định. Các trường cũng cần nghiên cứu sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT làm điều kiện sơ tuyển…
Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thiện quy trình tuyển sinh, rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1 để sinh viên có thể nhập học ngay đầu tháng 9. Chúng tôi tiếp tục nâng cấp hệ thống công nghệ để hạn chế các nhầm lẫn của thí sinh, tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh, hỗ trợ tốt hơn cho thí sinh trong quá trình đăng ký xét tuyển, đơn giản hóa giao diện đăng ký xét tuyển. Thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống chỉ theo ngành đào tạo. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng bổ sung chức năng để các cơ sở đào tạo cập nhật kết quả điểm đánh giá năng lực, đánh giá tư duy… lên hệ thống. Các cơ sở đào tạo có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển, giảm thiểu việc phải tổ chức xét tuyển sớm. Với đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển, thí sinh sẽ giảm tối đa nhầm lẫn.
Một lưu ý quan trọng nữa là năm nay, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần.
Theo Bộ GD&ĐT, từ năm 2023, thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và 1 năm kế tiếp. Như vậy, nếu thí sinh...
Nguồn: [Link nguồn]