Tuyển sinh đại học năm 2023: Tiếp tục giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT

Sự kiện: Giáo dục

Hiện đã có một số trường đại học (ĐH) trên cả nước công bố thông tin tuyển sinh 2023. Các trường dự kiến giảm chỉ tiêu đối với phương thức xét kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT.

ĐH Bách khoa Hà Nội thông tin, năm 2023, trường tiếp tục giữ ổn định ba phương thức tuyển sinh gồm xét tuyển tài năng, xét điểm kỳ thi đánh giá tư duy và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức 3 đợt, vào tháng 5, 6 và 7/2023, tăng 2 đợt so với năm 2022. Năm 2022, trường dành 10-20% trong gần 8.000 chỉ tiêu để xét tuyển tài năng, 50-60% cho kết quả thi đánh giá tư duy, còn lại dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, nhiều ngành của ĐH Bách khoa Hà Nội đã không xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT mà chỉ xét tuyển hai phương thức còn lại.

Mùa tuyển sinh 2023 sẽ công bằng, thuận tiện hơn cho thí sinh Ảnh: Châu Linh

Mùa tuyển sinh 2023 sẽ công bằng, thuận tiện hơn cho thí sinh Ảnh: Châu Linh

Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM dự kiến sử dụng 4 phương thức xét tuyển: học bạ THPT; dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023; dựa trên kết quả thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2023; xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Trường tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM lên 20-30%; xét tuyển thẳng theo đề án tuyển sinh của trường sẽ tăng lên 10-15%; xét tuyển bằng học bạ THPT 30-35%, kèm theo xét tuyển học lực của thí sinh; còn lại xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM dự kiến, từ ngày 1/3-6/6/2023, thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển trực tuyến đối với 2 phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng và xét tuyển học bạ THPT. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến năm 2023 không sử dụng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Kết quả của kỳ thi này sẽ được sử dụng kết hợp với các tiêu chuẩn khác để tuyển sinh như kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ…

Bộ GD&ĐT cho biết sẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT - tuyển sinh đợt 1.

Sẽ không còn điểm chuẩn chạm trần?

Từ năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ áp dụng quy định mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn), sau đó sẽ giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm ưu tiên bằng 0). Điều này được kỳ vọng sẽ đem lại cơ hội và sự công bằng cho những thí sinh có năng lực nhưng vì không có điểm ưu tiên nên gần như mặc định không đỗ vào các ngành “hot” của trường tốp trên.

Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp THPT hằng năm. Việc áp dụng chính sách ưu tiên nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế. Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ này lại làm cho nhóm thí sinh khác bị rơi vào bất lợi và yếu thế.

Sự không hợp lý của chính sách ưu tiên được biểu hiện cụ thể trong những năm qua khi đề thi không còn phân hóa đảm bảo hai mục tiêu xét tốt nghiệp và tuyển sinh. Điểm trúng tuyển bằng tổ hợp C00 vào một số ngành “hot” của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2021 lên đến 30/30; năm nay điểm chuẩn các ngành này là 29,9-29,95/30. Tương tự, hai năm trở lại đây, Trường ĐH Hồng Đức, Thanh Hóa ở một số ngành chất lượng cao đều có mức điểm chuẩn “chạm trần”. Trong khi đó, theo danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường, không có em nào đạt 3 điểm 10, nhưng do có cả các điểm cộng ưu tiên nên điểm chuẩn trúng tuyển lên tới 39,92/40 điểm.

Điều này có nghĩa, ngay cả những thủ khoa, á khoa của kỳ thi tốt nghiệp THPT tính theo tổ hợp 3 môn xét tuyển vào ĐH cũng có nguy cơ trượt ĐH nếu em đó không sở hữu bất kỳ điểm ưu tiên nào. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, với những ngành có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi năng lực chuyên biệt, Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường tổ chức kỳ thi bổ sung hay có phương pháp, phương thức xét tuyển đảm bảo tính phân loại cao hơn, đánh giá năng lực chuyên biệt tốt hơn. Hiện nay, một số trường ĐH đã xét tuyển dựa trên những kỳ thi đánh giá năng lực; xét tuyển kết hợp phỏng vấn…

Tuyển sinh 2023: Chấp nhận cả chứng chỉ ngoại ngữ 'nội'

Không chỉ sử dụng các loại chứng chỉ ngoại ngữ do các tổ chức khảo thí nước ngoài cấp như IELTS, TOEIC, TOEFL, từ năm 2023, nhiều trường đại học (ĐH) của Việt Nam sẽ sử...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGHIÊM HUÊ ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN